Tân Tổng thư ký NATO và loạt thách thức thời cuộc đang chờ

Tuần rồi, các đồng minh ổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã chọn Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte làm tổng thư ký tiếp theo của liên minh này, hãng Reuters đưa tin.

“NATO đã quyết định bổ nhiệm Thủ tướng à Lan Mark Rutte làm tổng thư ký tiếp theo của khối, kế nhiệm ông Jens Stoltenberg. Ông Rutte sẽ đảm nhận chức vụ tổng thư ký từ ngày 1-10 khi nhiệm kỳ của ông Stoltenberg kết thúc” - theo tuyên bố ngày 26-6 của NATO.

Ông Mark Rutte có kinh nghiệm điều hành chính phủ à Lan trong 14 năm qua. Thủ tướng Hà Lan được nhiều người ca ngợi là người xây dựng sự đồng thuận hiệu quả, đồng thời là người thể hiện quyết tâm hỗ trợ Ukraine.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, dù là một chính trị gia dày dặn kinh nghiệm, ông Rutte được dự đoán sẽ đối mặt nhiều thách thức trong vai trò tổng thư ký NATO. Theo tờ Politico, ông Rutte không có thời gian “tuần trăng mật” cho vị trí mới này.

Dưới đây là những thách thức nổi bật mà tân tổng thư ký NATO sẽ phải đối mặt khi vào nhiệm sở.

Khả năng ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ

Bốn tuần sau khi ông Rutte đảm nhận vị trí tổng thư ký NATO, người dân Mỹ sẽ đi bỏ phiếu bầu tổng thống. Khả năng cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử là điều có thể xảy ra.

Ông Trump từng nhiều lần đặt nghi vấn về cơ chế hoạt động của NATO. Trong quá trình vận động tranh cử, ông Trump cũng cảnh báo sẽ cắt viện trợ của Mỹ cho nếu ông quay trở lại Nhà Trắng.

Tính đến nay, Mỹ là bên viện trợ ân sự lớn nhất cho Kiev. Do đó, nếu ông Trump làm đúng cam kết, điều đó có thể giáng một đòn nặng nề vào uy tín của các đồng minh NATO về việc hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột hiện nay.

Việc ông Trump tái đắc cử cũng sẽ làm lung lay kế hoạch của NATO về việc chuẩn bị cho Ukraine trở thành thành viên tổ chức này trong tương lai. Trước đó, năm 2023, các nước NATO cam kết rằng họ "sẽ có thể đưa ra lời mời Ukraine gia nhập tổ chức khi các đồng minh đồng ý và các điều kiện được đáp ứng”.

Tuy nhiên, xét theo những nhận xét gần đây của ông Trump đối với Tổng thống Ukraine - ông Volodymyr Zelensky, cam kết đó có thể sẽ không thực hiện được nếu ông Trump lên nắm quyền.

“Ông Zelensky có thể là người bán hàng vĩ đại nhất so với bất kỳ chính trị gia nào. Ông ấy vừa rời đi 4 ngày trước với 60 tỉ USD [sau khi ký thỏa thuận an ninh 10 năm với Tổng thống Joe Biden], khi về nước, ông ấy thông báo rằng ông cần thêm 60 tỉ USD nữa. Điều đó không bao giờ kết thúc" - ông Trump nói hôm 15-6.

Chiến sự tại Ukraine khi nước này bước vào mùa đông

Theo Politico, ngay khi ông Rutte nhậm chức, Ukraine có thể sẽ kêu gọi ông giúp đỡ khi mùa đông đến gần.

Trong những tháng gần đây, phía Nga tăng cường tấn công các nhà máy nhiệt điện và đập nước của Ukraine. Đây là những cơ sở hạ tầng phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm mới có thể sửa chữa hoàn toàn.

Điều này đã từng xảy ra. Trong mùa đông đầu tiên của cuộc xung đột tại Ukraine (cuối năm 2022 đến đầu năm 2023), lưới điện Ukraine bị tấn công nghiêm trọng.

Tổng thư ký NATO đương nhiệm Stoltenberg cho biết mấu chốt để bảo vệ các cơ sở cung cấp năng lượng nằm ở việc trang bị thêm hệ thống phòng không cho Ukraine.

Các nước NATO cũng đang lên kế hoạch gửi các hệ thống phòng không cho Ukraine. Tuy nhiên, châu Âu không có nhiều hệ thống phòng không để cung cấp cho Ukraine. Trong khi đó, Mỹ có đủ khả năng cung cấp các hệ thống phòng không này nhưng quá trình chuyển giao cho Ukraine gặp nhiều khó khăn do cần quốc hội phê duyệt.

Tổng thư ký NATO đương nhiệm Jens Stoltenberg. Ảnh: REUTERS

Kêu gọi các thành viên NATO tăng chi tiêu quốc phòng

Trong tháng 6, NATO đánh dấu sự kiện 23 thành viên của tổ chức đạt mục tiêu chi ít nhất 2% GDP cho quốc phòng. Đây là con số kỷ lục.

Tuy nhiên, điều này có nghĩa là 1/3 liên minh vẫn chưa đạt được mục tiêu chi ít nhất nhất 2% GDP cho quốc phòng, dù các nước đã đưa ra cam kết này cách đây 10 năm. Theo Politico, các quốc gia Nam Âu nằm trong số những nước chi tiêu cho quốc phòng ít nhất trong NATO.

Phía Ý cho biết chi tiêu quốc phòng ước tính cho năm 2024 sẽ giảm nhẹ so với mức 1,5% GDP vào năm 2023. ây Ban Nha sẽ chỉ chi 1,28% GDP cho quốc phòng trong năm nay. Trong khi đó, Bồ Đào Nha cam kết chi 1,55% GDP cho quốc phòng trong năm 2024.

Một nhà ngoại giao cấp cao giấu tên tại khu vực Baltic cho rằng: “Chi tiêu quốc phòng thấp từ những người bạn Địa Trung Hải của chúng tôi là vũ khí hoàn hảo cho ông Trump”. Ông Trump từng nhiều lần cảnh báo việc các thành viên NATO không chi tiêu cho quốc phòng đúng như cam kết.

Tuy nhiên, tình trạng thành viên NATO chi tiêu quốc phòng không đúng theo cam kết cũng xuất hiện gần đất nước của ông Trump. Theo đó, Canada chỉ cam kết đóng góp 1,37% GDP cho quốc phòng trong năm 2024.

Ông Rutte sẽ là người Hà Lan thứ tư đảm nhận vị trí tổng thư ký NATO, sau ông Dirk Stikker, ông Joseph Luns và ông Jaap de Hoop Scheffer.

Bất bình ở sườn phía đông NATO

Các quốc gia giáp biên giới Nga được cho là những nước không hoàn toàn ủng hộ ông Rutte.

Theo Politico, các nước này bất bình về việc Hà Lan chi tiêu quốc phòng thấp và đặc biệt không hài lòng khi vai trò tổng thư ký NATO luôn thuộc về chính trị gia các khu vực khác, mặc dù các quốc gia ở sườn phía đông NATO đã tham gia liên minh này được 1/4 thế kỷ.

Thủ tướng Estonia - bà Kaja Kallas không tham gia cuộc đua cho chức tổng thư ký NATO, sau khi nhận được tín hiệu không ủng hộ từ các quốc gia như Mỹ, Pháp và Đức. Họ lo ngại việc bổ nhiệm bà sẽ bị Nga coi là hành động leo thang căng thẳng.

Trong khi đó, Tổng thống Romania - ông Klaus Iohannis, một trong những người tham gia tranh cử, chỉ nhận được sự ủng hộ của Hungary. Hôm 20-6, ông tuyên bố rút khỏi quá trình tranh cử.

Trước tình hình hiện nay, các quốc gia ở sườn phía đông NATO giờ đây có thể sẽ đề nghị được có đại diện nắm giữ vị trí phó tổng thư ký NATO và các chức vụ trợ lý tổng thư ký NATO. Hiện tại, phó tổng thư ký NATO là người Romania, tất cả 7 trợ lý tổng thư ký NATO đều thuộc các nước phương Tây khác, bao gồm 2 người Mỹ, 1 người Đức, 1 người Hà Lan, 1 người Anh, 1 người Ý và 1 người Pháp.

Lãnh đạo một số nước NATO tại hội nghị thượng đỉnh NATO tại Lithuania vào năm 2023. Ảnh: AP

Những lãnh đạo thành viên NATO có quan điểm ôn hòa với Nga

Trên khắp châu Âu, các đảng cực hữu có quan điểm hoài nghi NATO và có thái độ ủng hộ Nga đang nhận được nhiều sự ủng hộ.

Đơn cử, các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia Pháp đang nhận được nhiều sự ủng hộ trước thềm cuộc bầu cử sắp tới. Lo ngại trước diễn biến này, ông Stoltenberg gần đây đã có lời nhắn gửi riêng cho Pháp, kêu gọi các nhà lãnh đạo nước này hãy "giữ cho NATO vững mạnh".

Ông Rutte hẳn cũng nắm được tình hình này. Theo Politico, từ tháng 10-2023, ông bắt đầu xem xét việc ứng cử tổng thư ký NATO khi đảng Nhân dân vì Tự do và Dân chủ trung hữu của ông không giành được ưu thế trước đảng cực hữu Vì Tự do trong cuộc bầu cử ở Hà Lan. Trên thực tế, đảng Vì Tự do đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vừa qua.

KHOA ĐIỀM