Chứng khoán Mỹ bật xanh trong lúc chờ báo cáo việc làm, giá dầu tụt mạnh

Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg.

Giá dầu thô giảm mạnh trong lúc nhà đầu tư dõi theo những nỗ lực để đi đến một thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và .

Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 369,54 điểm, tương đương tăng 0,97%, chốt ở mức 38.519,84 điểm. Đây là mức điểm đóng cửa cao kỷ lục mới của chỉ số blue-chip gồm 30 thành viên, được thiết lập chỉ một ngày sau khi chỉ số mất hơn 300 điểm.

Chỉ số S&P 500 tăng 1,25%, chốt ở mức 4.906,19 điểm. Chỉ số tăng 1,3%, đạt 15.361,64 điểm.

Một ngày sau cuộc họp chính sách tiền tệ của - với quyết định giữ nguyên lãi suất và nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ nhằm đẩy lùi kỳ vọng của thị trường về thời điểm có thể bắt đầu hạ lãi suất - báo cáo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trở lại tâm điểm chú ý của giới đầu tư. Trong số 7 công ty công nghệ vốn hóa lớn gọi là Magnificent 7, có 4 công ty công bố báo cáo tài chính quý 4/2023 sau khi thị trường đóng cửa phiên này.

Cổ phiếu Apple, nhà sản xuất điện thoại Apple, chốt phiên với mức tăng hơn 1%, góp phần quan trọng đưa S&P 500 đi lên. Cổ phiếu hãng thương mại điện tử khổng lồ Amazon tăng 2,6%; trong khi cổ phiếu Meta - công ty mẹ của mạng xã hội Facebook - tăng 1,2%.

Trước khi thị trường mở cửa, hãng dược Merck đưa ra kết quả kinh doanh tốt hơn dự báo, tạo động lực mạnh mẽ cho Dow Jones. Cổ phiếu Merck chốt phiên với mức tăng hơn 4%.

Hôm thứ Tư, Dow Jones giảm 317 điểm, tương đương giảm 0,8%, đánh dấu phiên giảm tệ nhất kể từ tháng 12. S&P 500 giảm 1,6%, mạnh nhất kể từ tháng 9, trong khi Nasdaq có phiên giảm tệ nhất từ tháng 10, với mức giảm 2,2%.

Nguyên nhân chính dẫn tới phiên giảm ngày thứ Tư của chứng khoán Mỹ là tín hiệu lãi suất từ Fed. Trong họp báo kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ đầu tiên của năm 2023, Chủ tịch Fed Jerome Powell bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 3. Điều này đã khiến giới đầu tư thất vọng mạnh mẽ vì nhiều người trong số họ đã đặt kỳ vọng vào thời điểm giảm lãi suất như vậy.

Sau cuộc họp này của Fed, thị trường đặt cược nhiều hơn vào khả năng Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 5.

“Tôi cho rằng thị trường đã chạy trước chính mình, đặt cược rằng Fed sẽ giảm lãi suất sớm và nhiều. Tuy nhiên, để Fed hành động như kỳ vọng đó của thị trường, nền kinh tế cần phải yếu hơn nhiều so với những gì đang thể hiện bây giờ”, nhà kinh tế trưởng Torsten Slok của công ty quản lý quỹ Apollo Global Management nhận định với hãng tin CNBC.

Tuy nhiên, với việc Fed giảm lãi suất trong năm 2024 được cho là một điều chắc chắn, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục giảm. Có thời điểm, lợi suất của kỳ hạn 1 năm giảm xuống thấp nhất 1 tháng. Cuối phiên, lợi suất của kỳ hạn này dao động dưới mốc 3,9%.

Tâm điểm chú ý của nhà đầu tư trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu sẽ hướng tới báo cáo việc làm tổng thể tháng 1 đến từ Bộ Lao động Mỹ. Báo cáo này sẽ là một điểm dữ liệu quan trọng phản ánh tình trạng của nền kinh tế Mỹ, từ đó ảnh hưởng đến kỳ vọng lãi suất và đường đi lãi suất của Fed.

Giá dầu thô WTI giao sau tại thị trường New York giảm 2,03 USD/thùng, tương đương giảm 2,68%, chốt ở mức 73,82 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 4 giảm 1,85 USD/thùng, tương đương giảm 2,3%, chốt ở 78,7 USD/thùng.

Trong phiên, có thời điểm giá dầu tăng hơn 1% khi nhà đầu tư nghiền ngẫm về kết quả cuộc họp sản lượng của một ủy ban thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC). Ủy ban này cho biết việc rà soát dữ liệu sản lượng trong tháng 11-12/2023 cho thấy các quốc gia thành viên tuân thủ đầy đủ việc cắt giảm sản lượng. Lần họp này, ủy ban cũng đề xuất OPEC giữ nguyên kế hoạch cắt giảm sản lượng 2,2 triệu thùng/ngày cho tới hết quý 1 năm nay.

Từ đầu năm đến nay, giá dầu đương đầu với áp lực giảm từ triển vọng ảm đạm của kinh tế Trung Quốc. Nhưng ngược lại, giá “vàng đen” cũng được hỗ trợ bởi nguy cơ lan rộng xung đột vũ trang ở Trung Đông, nhất là trong những ngày gần đây sau vụ tấn công gây thương vong cho binh sỹ Mỹ ở Jordan.

Tuy nhiên, các bên liên quan đang nỗ lực đàm phán để đi đến một thỏa thuận ngừng bắn ở dải Gaza giữa Israel và phiến quân Hamas của Palestine.

Ngược lại, một số chuyên gia cho rằng nhu cầu tiêu thụ dầu của Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung trong năm nay sẽ không đến mức quá tệ. Ngân hàng Mỹ JPMorgan Chase dự báo kinh tế Trung Quốc vẫn sẽ đạt mức tăng trưởng tương đối tốt là 4,9% trong năm nay nhờ các biện pháp kích cầu được đẩy mạnh. Một báo cáo của JPMorgan nhận định hầu như không có dấu hiệu nào cho thấy nhu cầu dầu của Trung Quốc đang chậm lại.

“Ngoài vấn đề địa chính trị, quan điểm của chúng tôi vẫn là năm 2024 về cơ bản sẽ là một năm lành mạnh của thị trường dầu lửa… Thị trường đã đi qua đáy và giá dầu Brent từ nay đến tháng 5 sẽ tiếp tục đi lên cận trên của vùng 80-90 USD/thùng”, báo cáo có đoạn viết.

Bình Minh