Thị trường điều chỉnh là cơ hội đầu tư giá trị

Ông Đặng Trần Phục, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần AzFin Việt Nam

Theo ông, vì sao -Index không giữ được ngưỡng 1.300 điểm và liệu thị trường có bước vào xu hướng giảm (downtrend)?

Nhịp giảm điểm vừa qua chủ yếu đến từ áp lực chốt lời ngắn hạn của một số nhà đầu tư sau khi VN-Index đã tăng 12% kể từ giữa tháng 4/2024, bên cạnh đó là áp lực bán ròng rất mạnh từ khối ngoại tạo ra tâm lý lo ngại dòng tiền nội sẽ bị quá sức từ các nhà đầu tư lướt sóng nhạy cảm.

Chúng tôi cho rằng, xác suất thị trường xảy ra downtrend là thấp, vì định giá chung của thị trường chứng khoán đang ở mức trung bình, trong khi các yếu tố vĩ mô khá ổn như tăng trưởng GDP dự kiến đạt 6% trong quý II/2024, lãi suất duy trì ở mức thấp, tỷ giá có dấu hiệu ổn định hơn, á vàng SJC đã điều chỉnh đáng kể. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp niêm yết, dự báo kết quả kinh doanh quý II/2024 sẽ tiếp tục phục hồi.

Ngoài ra, tại Mỹ, tình hình lạm phát tháng 5/2024 tốt hơn dự báo, tạo tiền đề cho ục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể hạ lãi suất vào cuối quý III hoặc quý IV, điều này có thể thấy rõ sự phản ánh qua lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã suy giảm khá mạnh. Fed cắt giảm lãi suất sẽ có tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư và thị trường chứng khoán toàn cầu.

Thị trường chứng khoán được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế, nên các biến động kinh tế vĩ mô ế giới và trong nước tác động khá mạnh đến thị trường. Tuy vậy, thị trường chứng khoán thường đi trước nền kinh tế khoảng 3 - 9 tháng, vì thế những gì chúng ta cần xem xét đối với kinh tế vĩ mô thế giới cũng như Việt Nam chính là các “chỉ báo sớm”, chứ không phải các sự kiện đã xảy ra, từ đó mới có thể có đánh giá phù hợp và hiệu quả. Ví dụ, hiện nay, nhà đầu tư cần nhìn nhận, đánh giá tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam cuối năm 2024, đầu năm 2025 sẽ như thế nào để ra quyết định trên thị trường chứng khoán.

Tâm lý thận trọng đang bao trùm, nhà đầu tư nên hành động như thế nào ở thời điểm này, theo ông?

Tâm lý thận trọng là điều dễ hiểu, bởi lẽ nhà đầu tư nước ngoài bán ròng từ đầu năm 2024 đến nay lên đến 40.000 tỷ đồng và VN-Index tăng 14% là một mức khá cao. Ngoài ra, ngoại trừ các cổ phiếu ngân hàng và bất động sản, đa phần các nhóm còn lại đang có định giá ở vùng cao nhất 16 năm qua.

Đối với nhà đầu tư giá trị, hiện vẫn còn cơ hội ở một số nhóm ngành như ngân hàng, xuất nhập khẩu, nhưng cơ hội không thực sự nhiều, nhà đầu tư cần lựa chọn kỹ càng và duy trì tỷ trọng tiền mặt nhất định trong tài khoản để trong trường hợp rủi ro giảm mạnh xảy ra thì có sẵn ngân sách mua thêm cổ phiếu.

Chúng tôi cho rằng, thị trường chứng khoán điều chỉnh là một cơ hội khá tốt cho các nhà đầu tư giá trị gia tăng tỷ lệ nắm giữ các cổ phiếu hưởng lợi từ sự phục hồi kinh tế, kết quả kinh doanh tăng trưởng, định giá thấp và cổ tức tiền mặt cao.

Từ nay đến cuối năm, thị trường chứng khoán nhiều khả năng sẽ có diễn biến tích cực dựa trên triển vọng kết quả kinh doanh tăng trưởng của các doanh nghiệp và việc hạ lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới tác động tích cực đến Việt Nam. Tuy vậy, thị trường khó có thể xuất hiện “sóng” lớn, do các ngành phi tài chính đều đang được định giá cao, cần có thời gian để kết quả kinh doanh theo kịp và nhà đầu tư nước ngoài bán ra lượng hàng khổng lồ cần thêm thời gian để nhà đầu tư nội hấp thụ.

Ông đánh giá nhóm ngành nào có triển vọng tích cực trong nửa cuối năm nay?

Các nhóm ngành chúng tôi đánh giá cao cho cuối năm 2024, đầu năm 2025 là ngân hàng, với nợ xấu giảm và biên lãi ròng có thể tăng trở lại, trong khi định giá cổ phiếu đang thấp; bán lẻ là nhóm có khả năng phục hồi mạnh nhất, còn hàng tiêu dùng xa xỉ sẽ hưởng lợi lớn nhất khi kinh tế tăng trưởng cao trở lại; ngành thủy điện hưởng lợi nhờ hiện tượng La Nina.

Hải Yến thực hiện.