Tập trung tổng lực nối liền cao tốc Bắc – Nam

Nhiều đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

Năm 2023 là năm có nhiều đột phá trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam, với việc khởi công 26 dự án. Lần đầu tiên, ộ GTVT được Thủ tướng Chính phủ giao số vốn đầu tư công lớn nhất từ trước tới nay, với hơn 94 nghìn tỷ đồng (gấp 1,7 lần so với năm 2022), cùng với số vốn sự nghiệp kinh tế hơn 19,9 nghìn tỷ đồng phục vụ công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông. Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kết quả giải ngân của Bộ đến hết niên độ đạt trên 95% theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Triển khai thực hiện các Nghị quyết của ốc hội và Chính phủ về đầu tư xây dựng các dự án đường bộ cao tốc, Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải đã chủ trì họp hằng tháng, để chỉ đạo triển khai các dự án, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc. Trong năm 2023, các dự án đường bộ cao tốc đã được Bộ GTVT và các địa phương tập trung triển khai thực hiện, tiến độ được cải thiện rõ rệt.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết: “Năm 2023 thực sự là năm có nhiều đột phá trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, với việc khởi công 26 dự án. Trong đó, rút ngắn thời gian khởi công 6 dự án quan trọng quốc gia 1 năm so với quy trình thủ tục thông thường và lần đầu tiên thực hiện khởi công đồng loạt theo hình thức trực tuyến Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2, tại 12 điểm cầu của 12 dự án thành phần; khởi công các dự án đường bộ cao tốc trục Đông - Tây, các tuyến Vành đai đô thị tại Hà Nội, TP.HCM, khởi công công trình nhà ga Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành, Nhà ga T3 Cảng Hàng không Tân Sơn Nhất... Bộ GTVT đã hoàn thành, đưa vào khai thác 20 dự án, trong đó riêng đường bộ cao tốc với 9 dự án, dài 475 km, nâng tổng số chiều dài đường bộ cao tốc đưa vào khai thác trên cả nước lên gần 1.900 km”.

Thành quả đáng tự hào

Các công trình giao thông không những đảm bảo chất lượng tốt mà còn thể hiện được dấu ấn văn hóa, giá trị lịch sử, địa danh vùng miền. Các địa phương nỗ lực giải phóng mặt bằng và đảm bảo người dân có nơi tái định cư với điều kiện sản xuất kinh doanh bằng hoặc tốt hơn nơi cũ; phấn đấu người dân có chỗ ở ổn định.

Ông Nguyễn Tự Công Hoàng - Phó chủ tịch UBND ình Định cho biết, trong thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tích cực phối hợp với Bộ GTVT trong quá trình lập các quy hoạch quốc gia của lĩnh vực GTVT thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch cảng hàng không, hệ thống đường sắt, cảng biển… Trong công tác đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tỉnh Bình Định đã tổ chức triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư các dự án quan trọng quốc gia do Trung ương đầu tư trên địa bàn tỉnh, cơ bản đảm bảo tiến độ, kế hoạch đề ra. Trong đó, dự án cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh, Tỉnh bàn giao cho chủ đầu tư diện tích 948,17 ha, đạt 99,5%; chiều dài 116,4 km, đạt 98,7%.

Ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Trước đây, địa phương còn yếu kém về hạ tầng giao thông nhưng nhờ sự quyết liệt của Đảng, Chính phủ, Bộ GTVT, các điểm nghẽn dần được tháo gỡ, chuyển biến tích cực. Về các tuyến quốc lộ, Đồng Tháp được Bộ GTVT hỗ trợ đầu tư nâng cấp sửa chữa đáp ứng nhu cầu lưu thông, vận chuyển hàng hóa, sinh hoạt của người dân. Đặc biệt, người dân Đồng Tháp rất vui mừng khi lần đầu có cao tốc đi qua, với tuyến Mỹ Thuận - ần Thơ khoảng 10 km vừa khánh thành, tuyến Cao Lãnh - An Hữu thành phần 1 dài 17 km đã khởi công trong tháng 6/2023, tuyến Cao Lãnh - Mỹ An dài 28 km dự kiến chuẩn bị khởi công trong năm 2024”.

Tỉnh đã cung cấp xong cát cho tuyến Mỹ Thuận - Cần Thơ. Với chỉ tiêu 7 triệu m3 cho cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau, tỉnh đã phối hợp với Bộ GTVT đặc biệt là Ban QLDA Mỹ Thuận đã giới thiệu 7 mỏ cát, với sản lượng trên 7 triệu m3 cho 7 nhà thầu. Đồng Tháp đã cân đối trữ lượng cho các tuyến cao tốc trên địa bàn tỉnh như Cao Lãnh - An Hữu, Cao Lãnh - Mỹ An với khoảng 6,5 triệu m3, Đồng Tháp đã có đánh giá trữ lượng từng mỏ để giao cho nhà thầu theo cơ chế đặc thù của Quốc hội.

Tại Quảng Bình, UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương rà soát, thành lập tổ công tác khẩn trương tháo gỡ và giải quyết dứt điểm vướng mắc về mỏ vật liệu xây dựng, di dời hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, công trình xây dựng cơi nới trong phạm vi dự án. Các địa phương tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo nhà thầu thi công khu tái định cư, khu nghĩa trang, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật, tập trung nguồn lực, tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, tổ chức thi công phù hợp, đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng theo yêu cầu của Ban chỉ đạo tỉnh.

Khi mặt bằng tại các địa phương được khơi thông, các lực lượng tham gia trên toàn tuyến đã chung sức thi đua, thổi bùng khí thế trên tất cả các mũi thi công. Lãnh đạo Bộ GTVT, các Ban Quản lý dự án, các nhà thầu đã bám sát công trường, để kịp thời tháo gỡ khó khăn về nguyên liệu. Hệ thống giao thông đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, hệ thống cao tốc Bắc - Nam đã áp dụng ngày càng nhiều công nghệ thi công hiện đại, biện pháp thi công tiên tiến, góp phần nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ, tiết kiệm chi phí của các dự án.

Các công trường giao thông khắp Bắc - Trung - Nam, với 365 ngày bền bỉ lao động sáng tạo của hàng ngàn công nhân, kỹ sư, nhà thầu, chủ đầu tư, cơ quan quản lý đã mang đến thành quả đáng tự hào. Mỗi dự án là một bài học kinh nghiệm để dự án sau hoàn thành sớm hơn dự án trước. Sau các dự án được hoàn thành trong năm 2023, 12 dự án thành phần giai đoạn 2, đang tiếp tục triển khai. Bằng sự quyết liệt trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, sự thay đổi trong tư duy hành động. Với tinh thần ý chí đó sẽ đem đến thành công trong các dự án nối tiếp.

Lê Mỹ