Nhiều rủi ro đe dọa kinh tế Trung Quốc năm 2024?

Quốc gần như chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% vào năm 2023. Nhưng hiện tại, sự quan tâm của các nhà đầu tư đang tập trung vào câu hỏi liệu rủi ro giảm phát, khủng hoảng nhà đất và suy thoái niềm tin kéo dài có làm chệch hướng nỗ lực tạo đà cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong năm 2024 hay không.

Dữ liệu công bố trong tuần tới có thể sẽ cho thấy tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc tăng 5,2% trong cả năm ngoái, ngay cả khi tăng trưởng nền kinh tế có suy giảm trong quý IV.

Người đi bộ băng qua đường ở Khu tài chính Lujiazui của Pudong ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg

Doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp cũng tăng trưởng trong tháng 12/2023 so với mức thấp vào cuối năm 2022, thời điểm quốc gia này đang phải đối mặt với một đợt bùng phát Covid-19 lớn.

Mặt khác, những số liệu kinh tế trong đầu năm mang đến nhiều kịch bản trái chiều. Số liệu hôm 12/1 cho thấy giá tiêu dùng của Trung Quốc giảm tháng thứ ba trong tháng 12, chuỗi giảm phát dài nhất kể từ năm 2009. Tuy nhiên, xuất khẩu đang có dấu hiệu ổn định mặc dù suy giảm trong suốt năm 2023, lần đầu tiên kể từ năm 2016.

Duncan Wrigley, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Pantheon Macro Economics, cho biết: “Sự phục hồi nhu cầu trong nước sẽ chậm và gập ghềnh khi các biện pháp kích thích có mục tiêu được áp dụng nhỏ giọt tới các lĩnh vực đầu tư và quá trình thu hồi tài sản không đạt kỳ vọng”.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc được cho là sẽ hành động nhằm chống lại áp lực giảm phát và tăng cường hoạt động cho vay. Các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát rộng rãi kỳ vọng ngân hàng trung ương sẽ hạ lãi suất cho các khoản vay chính sách kỳ hạn một năm ở mức 10 điểm cơ bản xuống 2,4%. Họ cũng kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách sẽ bơm thêm tiền vào hệ thống tài chính.

Liên Hà