Ngân hàng lo xa về nợ xấu khi Thông tư 02 hết hiệu lực

Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu nợ, giãn hoãn nợ được đánh giá là rất có hiệu quả trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thời gian qua. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp, ngân hàng kiến nghị gia hạn thêm Thông tư 02 thay vì kết thúc vào tháng 30/6/2024.

Bất động sản đóng băng, nợ xấu phình to

Theo thống kê, hầu hết ngân hàng đều đang phải đối mặt với tình trạng nợ xấu tăng nhanh. Tổng nợ xấu cuối quý III/2023 của các ngân hàng tăng 61% so với cuối quý trước đó, lên 196.755 tỷ đồng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng con số này chưa phản ánh hết thực chất nợ xấu của ngân hàng.

“Nợ xấu của các ngân hàng hiện chưa hạch toán cả giãn, hoãn, chuyển nhóm nợ, mà nếu cộng cả vào sẽ còn tăng ít nhất là gấp đôi”, chuyên gia kinh tế ê Xuân Nghĩa phân tích.

Báo cáo của ân hàng Nhà nước cho thấy, tỷ lệ nợ xấu nội bảng cộng với nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng là 6,16%.

Trong bối cảnh nợ xấu tăng, các ngân hàng cho biết, tổng trị giá bất động sản thế chấp tại các ngân hàng hiện chiếm khoảng 70% tổng tài sản đảm bảo cho các khoản vay, thậm chí tỷ lệ này tại một vài nhà băng lên đến 80-90%. Do đó, bất động sản thường là tài sản được các ngân hàng đem ra phát mãi nhiều nhất, nhưng việc xử lý nợ xấu đang gặp khó khăn vì thị trường bất động sản đóng băng.

Nếu tính cả giãn, hoãn, chuyển nhóm nợ thì nợ xấu của ngành ngân hàng sẽ còn tăng ít nhất là gấp đôi.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam thừa nhận, việc thanh lý tài sản trong thời gian vừa qua rất khó khăn, nhiều tài sản đảm bảo là bất động sản trị giá lớn khó thanh lý do thị trường nhà đất gần như đóng băng.

Một lý do nữa khiến cho việc thanh lý tài sản của ngân hàng gặp khó là vì định giá phát mại tài sản nhiều khi không theo giá thị trường, mà thường được tính gộp gốc và lãi, mỗi lần đăng phát mại lại chỉ chiết khấu từ 5-10%, do đó có tài sản đấu giá trên 2 năm mới bán được.

Với các ngân hàng có vốn nhà nước, việc thanh lý tài sản bảo đảm còn khó khăn hơn, do Bộ Tài chính chưa có văn bản hướng dẫn cách thức thẩm định giá khoản nợ, gây nhiều khó khăn và tiềm ẩn rủi ro. Bởi, trong thời kỳ suy giảm của thị trường bất động sản, nhiều trường hợp giá trị tài sản xuống thấp hơn dư nợ gốc khiến ngân hàng e ngại khi ra quyết định phát mại tài sản vì sợ thất thoát vốn vay sau khi thu hồi nợ.

Giới chuyên môn nhận định, tình hình nợ xấu của các ngân hàng hiện nay là rất đáng lo, nhất là sau khi Thông tư 02 hết hiệu lực có thể khiến con số nợ xấu còn nghiêm trọng hơn so với số liệu của Ngân hàng Nhà nước.

Trong bối cảnh nợ xấu tăng, xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng lo lắng sẽ phải co hẹp cho vay để tập trung vào quản trị rủi ro. Thực tế, từ đầu năm đến nay, nhiều ngân hàng đã co hẹp diện cho vay. Bên cạnh các ngân hàng tăng trưởng tín dụng tốt vẫn có những ngân hàng tăng trưởng tín dụng thấp, thậm chí tăng trưởng tín dụng âm.

Có nên gia hạn Thông tư 02?

Để các ngân hàng có thêm thời gian đối phó xử lý nợ xấu và cũng gỡ khó cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn, lãnh đạo các ngân hàng đề xuất Ngân hàng Nhà nước tiếp tục gia hạn Thông tư 02 dù còn 6 tháng nữa thông tư này mới hết hiệu lực.

“Theo tôi, Ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục gia hạn Thông tư 02 để hỗ trợ các ngân hàng và doanh nghiệp. Đồng thời, có sự hỗ trợ cho công tác xử lý nợ xấu cho các ngân hàng”, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc kiến nghị.

TS. Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng có thể xem xét kéo dài Thông tư 02 thêm tối đa một năm - đến tháng 6/2025, thời điểm thị trường bất động sản được dự báo sẽ phục hồi.

Chuyên gia này phân tích: "Trong bối cảnh kinh tế vẫn còn khó khăn, việc kéo dài thời gian hiệu lực của Thông tư nhằm giãn quá trình xử lý nợ, giúp quá trình trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng diễn ra từ từ, không ảnh hưởng lớn đến nền tảng tài chính. Đồng thời, doanh nghiệp có thêm nguồn lực, điều kiện tái tạo quay vòng nguồn vốn kinh doanh".

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh không đồng tình và cho rằng nên kết thúc đúng thời điểm của Thông tư 02. Lý do được ông Thịnh đưa ra là Thông tư 02 là sự chia sẻ khó khăn giữa ngân hàng với doanh nghiệp nhưng chỉ nên có tính thời điểm, bởi việc kéo dài Thông tư sẽ khiến bong bóng nợ xấu thổi phồng to hơn nữa, từ đó đe dọa cho toàn bộ hệ thống tài chính tiền tệ.

Theo ông Thịnh, với các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, dự đoán đến tháng 6/2024, các doanh nghiệp có sự phục hồi tương đối, vì vậy các khoản nợ xấu cũng nên được xử lý. "Phải đặt lợi ích của nền kinh tế lên trên đầu", ông nói.

Còn TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của cho rằng vẫn còn quá sớm để đề cập đến việc có nên hay không kéo dài hiệu lực của Thông tư 02. “Thời điểm phù hợp là hết quý I/2024, sau khi các bên liên quan có những đánh giá cụ thể về hiệu quả của Thông tư 02, sau đó mới đề xuất kéo dài hay dừng lại”, ông Lực phân tích.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, về hành lang pháp lý, Ngân hàng Nhà nước đang rà soát sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật và vẫn dựa trên nguyên tắc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhưng phải quản lý chặt chẽ rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống. Đối với đề nghị kéo dài thời gian Thông tư 02, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét.

Trong chỉ đạo cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung/kéo dài thời gian thực hiện đối với Thông tư 02, đồng thời rà soát lại một số thông tư như Thông tư số 03/2023, Thông tư số 06/2023 và Thông tư số 10/2023, nhằm phù hợp với tình hình thực tế, ổn định thị trường tiền tệ, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Huyền Anh