Nâng cao nhận thức PCCC tại các cơ sở giáo dục

Các cơ sở giáo dục là nơi tập trung đông người với số lượng lớn học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên và nhiều khu vực có các trang thiết bị dễ cháy, như: Bếp ăn, nhà để xe, thiết bị phục vụ học tập (tivi, máy chiếu, máy vi tính…). Đa số học sinh, sinh viên chưa có nhiều kỹ năng PCCC, thoát nạn, tâm lý dễ hoảng loạn khi có ỏa hoạn, cháy nổ xảy ra.

Học sinh thực hành phun nước tiêu điểm.

Đại tá Nguyễn Khắc Ngọc, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh ơn la, cho biết: Bộ Giáo dục và Đào tạo có Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT ngày 11/5/2022 về hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục. Từ đầu năm đến nay, Phòng đã phối hợp với 25 trường học tổ chức cho gần 22 nghìn lượt học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và CNCH. Mỗi bậc học, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH lựa chọn những phương án trải nghiệm cũng như các kiến thức, kỹ năng phù hợp để học sinh, sinh viên dễ tiếp thu và trao đổi, hướng dẫn cho người thân trong gia đình.

Đối với giáo dục mầm non, hình thức tuyên truyền chủ yếu sử dụng phương pháp giáo dục trực quan, minh họa thông qua các chương trình trải nghiệm như “Tham quan và trải nghiệm học làm lính cứu hỏa”, “Bé tập làm lính cứu hỏa”. Qua đó, giúp trẻ nhận biết được về nguồn lửa, nguồn nhiệt và một số vật dụng có thể gây cháy, nổ; biết cách phòng tránh nguồn lửa, nguồn nhiệt và một số sự cố có thể gây cháy, nổ; nhận biết các tín hiệu, phương tiện báo động cháy và có hành động phù hợp khi nghe các tín hiệu báo động cháy, cũng như kỹ năng thoát nạn trong môi trường có khói, khí độc,..

Đối với học sinh, sinh viên tiểu học, trung học và phổ thông, trường cao đẳng, đại học được phổ biến các kiến thức và quy định của pháp luật về PCCC, kỹ năng thoát nạn khi có cháy xảy ra. Đặc biệt là được hướng dẫn trải nghiệm và thực hành các kỹ năng cơ bản về chữa cháy, cứu nạn, ứu hộ; kỹ thuật sơ, cấp cứu ban đầu cho người bị nạn; trải nghiệm thoát nạn, thực hành phun nước chữa cháy... Đồng thời, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH trình diễn kỹ thuật sử dụng dây cứu nạn, cứu hộ, giới thiệu trang thiết bị, phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hiện nay đang sử dụng; giới thiệu về mô hình Tổ liên gia an toàn PCCC...

Học sinh được trải nghiệm thoát nạn khi có cháy xảy ra.

Theo Thượng tá Nguyễn Văn Tiến, Phó trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Sơn La, hiện nay công tác PCCC ở các cơ sở giáo dục đã được quan tâm chú trọng; một số trường học đã trang bị phương tiện chữa cháy hiện đại; lực lượng PCCC cơ sở, cán bộ, giáo viên, học sinh được bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về công tác PCCC, đáp ứng yêu cầu xử lý tình huống cháy nổ ngay từ khi mới phát sinh.

“Tuy nhiên, qua kiểm tra, việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC của một số cơ sở trường học chưa nghiêm túc. Đặc biệt là một số trường bố trí mật độ học sinh ở còn đông, vượt quá số lượng cho phép; việc lắp đặt, trang bị hệ thống điện không theo thiết kế được duyệt và vượt quá phụ tải. Việc trang bị phương tiện, kiến thức về PCCC cho lực lượng tại chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu xử lý tình huống cháy nổ xảy ra.... Những tồn tại hạn chế này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân khách quan vì các hạng mục công trình xây dựng ở nhiều giai đoạn khác nhau, có những trường học đã xây dựng trước khi Luật PCCC ban hành” – Thượng tá Nguyễn Văn Tiến chia sẻ.

Cô Nguyễn Thị Kim Oanh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học - THCS - THPT quốc tế Bình Minh chia sẻ, nhận thức được tầm quan trọng của công tác PCCC trong trường học, nhiều năm qua, việc tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho học sinh, giáo viên luôn được trường chú trọng. Do vậy việc trang bị kỹ năng để học sinh, giáo viên biết mình cần làm gì khi xảy ra sự cố cháy nổ. “Năm học này, trường đều có kế hoạch rõ ràng về việc tổ chức tuyên truyền PCCC nói riêng và tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho học sinh đa dạng dưới các hình thức khác nhau; đặc biệt là thường xuyên phối hợp với Công an tỉnh tổ chức buổi ngoại khóa tuyên truyền PBGDPL kỹ năng phòng vệ cơ bản và PCCC cho học sinh và cả giáo viên” - Cô Oanh chia sẻ.

Có thể nhận thấy, tình hình cháy, nổ trên địa bàn cả nước có nhiều diễn biến phức tạp, có tần suất ngày càng cao về số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức, kiến thức về PCCC&CNCH của người dân, người lao động, học sinh, sinh viên chưa cao, còn chủ quan, lơ là mất cảnh giác, chưa quan tâm đến công tác PCCC& CNCH. Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an toàn tỉnh Sơn La đã chủ động phối hợp với các cơ sở giáo dục đẩy mạnh việc tổ chức các buổi tuyên truyền PCCC, hoạt động trải nghiệm, thực hành chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; giúp các em học sinh, sinh viên trang bị cho bản thân những kiến thức, kỹ năng PCCC bổ ích; từ đó, tiếp tục chia sẻ và trở thành tuyên truyền viên, tham gia tích cực vào công tác PCCC&CNCH tại gia đình và cộng đồng.

Cao Thiên – Đinh Tùng