Khi đối mặt với những bình luận tiêu cực trên mạng xã hội, chúng ta nên làm gì?

Khi bạn đăng một bức ảnh, video hay một dòng trạng thái trên mạng xã hội, bạn sẽ phải đối mặt với những bình luận trái chiều. Có người sẽ khen ngợi, động viên bạn nhưng cũng có người sẽ bình luận tiêu cực, chê bai, chỉ trích thậm chí bóc mẽ bạn. Vậy bạn nên làm gì?

Ai cũng sẽ phải nhận những bình luận tiêu cực

Nếu bạn đăng một video trên Tik Tok về cách trang trí nhà của bạn và video của bạn thu hút được sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng. Bạn thường mong đợi sẽ nhận được lời khen ngợi, động viên từ những người khác.

Tuy nhiên, sẽ có những phản ứng trái chiều được gửi đến bạn. Một số người có thể nói rằng bạn quá quan tâm đến trang trí, chăm chút cho ngôi nhà đến mức bạn không có thời gian dành cho con cái. Họ có thể tung tin đồn không đúng sự thật về bạn thậm chí tranh cãi với người khác ngay trong phần bình luận của bạn.

Mạng xã hội là người kết nối gia đình, bạn bè nhưng cũng là nơi để những "anh hùng bàn phím" tranh luận với nhau. Và những bình luận tiêu cực chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của bạn.

Khi nào cần phản hồi các bình luận tiêu cực?

Khi nhận được các bình luận tiêu cực, bạn có thể phớt lờ hoặc phản hồi lại chúng. Nếu những bình luận tỏ ý chê bai, bạn có thể xóa bỏ hoặc lờ đi. Nếu những bình luận mang tính vu khống, bịa đặt, nói những lời không đúng về bạn, bạn hãy phản hồi lại theo cách văn minh, lịch sự nhất có thể.

Trên mạng xã hội, hãy chú ý từng lời ăn tiếng nói vì đây cũng là đại diện cho hình ảnh của bạn trên mạng xã hội. Hình ảnh của bạn có tốt, tích cực hay không phụ thuộc vào những lời bạn nói ra, viết ra hoặc bình luận về người khác trên mạng xã hội.

Bạn có biết rằng một nhận xét tiêu cực trên trang Facebook cũng có thể là khởi đầu một cuộc trò chuyện của bạn với khách hàng để bạn. Là chủ doanh nghiệp, nhà hàng, cửa hàng, bạn cần lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ khách hàng để bạn có thể phục hồi họ một cách tốt nhất.

Nếu bạn không phản hồi lại những bình luận tiêu cực, người khác có thể sẽ nghĩ rằng bạn đang che giấu một điều gì đó hoặc đã gián tiếp thừa nhận những sai lầm, thiếu sót của mình. Đồng thời, nếu bạn nhận ra lỗi sai, bạn cũng cần xin lỗi và hứa sẽ sửa sai. Đây là cách rất tốt để bạn hoàn thiện bản thân cũng như công việc kinh doanh của bạn.

Dù ngoài đời thực hay trên mạng xã hội, hãy luôn thể hiện được sự cởi mở, cầu tiến và sẵn sàng lắng nghe các ý kiến đóng góp. Đây cũng chính là tâm thế cũng những người thành công trong cuộc sống.

Quỳnh Trang/Theo Verywellmind