2024 và những điểm nóng vẫn chưa hạ nhiệt

Những điểm nóng làm thế giới bất an

Cuộc xung đột - Ukraine kéo dài gần 2 năm qua được cho là lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Cùng với xung đột giữa Isreal và Hamas mới đây đã tác động sâu rộng trên trường quốc tế, xung đột vốn âm ỉ trong nhiều năm đã lên đến đỉnh điểm, có thể tiềm ẩn nguy cơ lan rộng ra khu vực trong thời gian tới.

Giới quan sát nhận định, theo dõi thực tế cuộc chiến thì mối lo ngại Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân tại đã giảm đi nhiều kể từ khi xung đột chuyển sang giai đoạn chiến tranh tiêu hao vào giữa năm 2022. Tuy nhiên, leo thang căng thẳng vẫn rất đáng lo ngại khi Nga muốn nhanh chóng đạt kết quả trên chiến trường, trong khi Ukraine có thể tiến hành các bước mạo hiểm để tạo đột phá do lo ngại chiến sự kéo dài.

Chỉ sau hơn 2 tháng nổ ra, xung đột Israel - Hamas ở Dải Gaza đã cướp đi sinh mạng của hơn 20.000 người, đẩy hơn 2 triệu người vào cảnh mất nhà ở.

Năm 2023, NATO đã kết nạp Phần Lan làm thành viên chính thức, sắp tới là Thụy Điển và có thể là một số nước khác để đảm bảo sức mạnh quân sự khi rơi vào thế chiến tranh diện rộng xảy ra. Thực tế cho thấy, một khi Mỹ và đồng minh phương Tây vẫn tiếp tục đối đầu với Nga, cấm vận toàn diện Nga và cung cấp các khoản viện trợ lớn, nhất là về vũ khí cho Ukraine để đáp trả Nga thì khả năng một trong hai bên tham chiến hiện nay sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đẩy xung đột lên cao trong thời gian tới là hoàn toàn có thể.

Trong khi đó, cuộc xung đột - Hamas ở Dải Gaza được coi là điểm nóng nhất của thế giới trong năm 2023. Đây được coi là cuộc chiến đẫm máu nhất năm, cướp đi sinh mạng của hơn 20.000 người chỉ trong hơn 2 tháng bùng phát, đẩy hơn 2 triệu người vào cảnh mất nhà ở, thiếu thức ăn và nước uống. Cuộc xung đột này đang cho thấy những dấu hiệu lan rộng khi các nhóm vũ trang Hồi giáo được Iran hậu thuẫn như Hezbollah (Lebanon), Houthis (Yemen)... liên tục tấn công Israel để thể hiện sự ủng hộ với Hamas. Bên cạnh đó, cuộc giao tranh giữa phong trào Hồi giáo vũ trang Houthis của Yemen và liên minh quân sự do Saudi Arabia dẫn đầu (ủng hộ chính phủ được thế giới công nhận của Yemen) vẫn chưa đạt được thỏa thuận hòa bình lâu dài. Mặc dù tình hình đã lắng dịu trong năm 2023 nhưng, các chiến binh Houthis bắt đầu đẩy mạnh trở lại các cuộc tấn công vào những tuần cuối năm khiến tình hình trở nên phức tạp hơn.

Ngoài ra, các điểm nóng khác ở hầu hết các châu lục diễn biến khá phức tạp, thậm chí một số nơi cũng đã xảy ra xung đột ở phạm vi cục bộ như cuộc nội chiến ở Sudan, các cuộc đảo chính quân sự diễn ra ở một số quốc gia châu Phi như Niger, Gabon; khu vực châu Á diễn ra bất ổn tại Myanmar, Afganistan; khu vực Trung Mỹ xảy ra các cuộc bạo lực liên quan đến thanh trừng các băng đảng xã hội, ma túy... như ở Mexico, Honduras, Costa Rica... Có thể nói, năm 2023 được mô tả là năm của chiến tranh, xung đột, khủng hoảng... khi mà các cụm từ này được phủ sóng hầu hết các mặt báo lớn. Hãng tin AP đánh giá: "Thế giới đang phải đối mặt với xung đột trải dài trên địa cầu và trải dài trong bảng chữ cái từ Afghanistan đến Yemen". Các cuộc xung đột này chưa kết thúc thì cuộc chiến khác lại diễn ra, một số điểm nóng âm ỉ nhiều năm cũng bùng nổ thành xung đột vũ trang.

Tại Sudan, một trong những quốc gia rộng lớn ở Đông Phi đã xảy ra cuộc nội chiến vào tháng 4/2023 xuất phát từ việc mâu thuẫn giữa tướng Abdel-Fattah Burhan của quân đội Sudan và tướng Mohammed Hamdan Dagalo của Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) ngày càng lớn, liên quan đến việc phân chia quyền lực dẫn đến bùng phát giao tranh giữa quân đội Sudan và . Các cuộc giao tranh thời gian qua đã khiến 9.000 người thiệt mạng và nhiều nước phải sơ tán công dân ra khỏi Sudan để đảm bảo an toàn cho công dân của mình. Vào tháng 7/2023, tại Niger, một quốc gia Tây Phi, quân đội nổi dậy lật đổ Tổng thống dân cử Mohamed Baóum và bắt giam ông này. Tháng 8/2023 quân đội Gabon, một quốc gia ở Trung Phi cũng tuyên bố lên nắm quyền sau khi lật đổ Tổng thống đương nhiệm Ali Bongo, chỉ vài giờ sau khi ông giành được nhiệm kỳ thứ ba.

Tại Afganistan, 2 năm sau khi phong trào Hồi giáo Taliban lật đổ chính quyền do phương Tây hậu thuẫn đang phải đối mặt với số lượng các cuộc tấn công ngày càng tăng từ các chi nhánh của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Với việc Taliban khó kiểm soát được nhiều khu vực, giới chuyên gia nhận định các nước láng giềng như Pakistan, Iran, thậm chí là cả Trung Quốc, có thể tham gia vào việc kiểm soát các vùng bất ổn và điều này có thể dẫn đến các cuộc chiến tranh ủy nhiệm như đã từng xảy ra trong quá khứ. Trong khi đó, tại Myanmar, những tháng cuối năm 2023 cũng chứng kiến các cuộc giao tranh giữa chính quyền quân sự vào các nhóm sắc tộc thiểu số khiến hàng trăm nghìn dân thường phải di dời nơi ở, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế của một quốc gia vốn đang gặp khó khăn ở khu vực Đông Nam Á.

Một cuộc khủng hoảng nữa đang âm ỉ giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, cả hai đều là thành viên của NATO cũng đang diễn biến căng thẳng. Nguyên nhân chính là do chính sách đối ngoại quyết đoán của Thổ Nhĩ Kỳ và các vấn đề nội bộ của nước này. Bất đồng về lãnh thổ giữa hai nước tồn tại hàng chục năm qua cùng với tranh chấp về thăm dò năng lượng trên biển Aegean (vùng biển nằm giữa hai nước) đã dẫn đến căng thẳng hiện nay. Các chuyên gia cho rằng, khả năng hai nước cùng là đồng minh của NATO tấn công lẫn nhau là thấp, nhưng các cuộc xung đột trong quá khứ đã đưa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đến bờ vực của cuộc chiến tranh, bất chấp cam kết trong liên minh. Nếu điều này xảy ra thì không chỉ kéo theo NATO vào cuộc mà cả Mỹ và Nga cũng sẽ có những hành động đáng kể.

Lực lượng bán quân sự RSF đã chiếm được thành phố chiến lược Wad Madani ở Sudan.

Cần giải quyết tận gốc xung đột với tư duy mới

Bức tranh toàn cảnh hiện nay cho thấy, các cuộc chiến tranh, xung đột, bạo lực luôn đe dọa nền hòa bình của nhân loại. Thực trạng này không chỉ xuất hiện dưới dạng mâu thuẫn về chính trị, tôn giáo, sắc tộc, biên giới mà đã bùng phát thành xung đột vũ trang khiến hàng vạn người thiệt mạng, hàng chục triệu người lâm cảnh đói nghèo, nhanh chóng làm suy yếu, thậm chí đổ vỡ nhiều mục tiêu quan trọng về phục hồi kinh tế, biến đổi khí hậu, giảm nghèo mà Liên hợp quốc, cũng như các nhóm G7, G20, BRICS, đề ra và kỳ vọng.

Trong bối cảnh diễn biến tình hình thay đổi nhanh chóng, phức tạp và bất ngờ như hiện nay, các nhà chức trách buộc phải ra quyết định áp dụng những phản ứng mang tính chiến thuật, ngắn hạn, khiến việc lập kế hoạch chiến lược dài hạn có vẻ không còn ý nghĩa nhiều vì hầu hết các quốc gia đều thấy mình bị căng thẳng đến giới hạn khi phải đối phó với nhiều cuộc khủng hoảng cùng một lúc.

Ngay cả các cường quốc thế giới như Mỹ cũng phải vật lộn để giải quyết sự tấn công dữ dội của những thách thức nhanh chóng hiện nay. Tuy nhiên, về lâu dài, khi xu thế hợp tác, liên kết để giải quyết các vấn đề quốc tế quan trọng là xu thế tất yếu, các tổ chức toàn cầu như Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; thể chế IMF, WTO, WB; khối các nước EU, NATO, ASEAN, BRICS, SCO, AUKUS; các diễn đàn đa phương APEC, G7, G20,... đã và đang nỗ lực hết sức để xây dựng những kế hoạch chiến lược cả ngắn, trung và dài hạn nhằm đáp ứng những biến động nhanh chóng và nhu cầu cấp thiết của kỷ nguyên mới này.

Cần giải quyết tận gốc xung đột và bạo lực với tư duy mới. Tư duy này được Ngân hàng Thế giới (WB) đề cập trong báo cáo "Phát triển thế giới", đó là khả năng tạo việc làm tốt, an ninh và công lý được bảo đảm là yếu tố chủ chốt để phá vỡ vòng luẩn quẩn của bạo lực và xung đột. Tư duy mới này bác bỏ quan điểm xưa nay của các thể chế toàn cầu cho rằng, chỉ cần tăng trưởng kinh tế cao là có thể giải quyết được xung đột và bạo lực. WB cho rằng, những dàn xếp hiện nay trong giải quyết xung đột (như tiến hành hoạt động ngoại giao phòng ngừa chiến tranh, triển khai lực lượng quân sự gìn giữ hòa bình, trợ giúp nhân đạo cho người tị nạn...) là mô hình của thế kỷ 20 đã qua.

Để giải quyết vấn đề bạo lực và xung đột, WB đã đề xuất lộ trình hành động, trong đó nhấn mạnh việc thiết lập thể chế hợp pháp và có năng lực là nhân tố then chốt để ổn định xã hội, sau đó là tăng cường an ninh công dân, công lý và việc làm... Nghiên cứu của WB cho thấy, hơn 1,5 tỷ người trên thế giới hiện đang sống tại các quốc gia và khu vực bị tác động của xung đột và bạo lực, bằng chứng là các quốc gia này đã không thể đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đúng hạn vào các năm 2015, 2020 và cả năm 2025.

Giới quan sát nhận định, để giải quyết các cuộc xung đột trên thế giới hiện nay, cần có sự tham gia tích cực và chân thành của tất cả các bên liên quan. Để đạt được mục tiêu này, vai trò giám sát của các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc là rất quan trọng, bởi các tổ chức này sẽ đảm bảo việc thực hiện đúng các thỏa thuận được ký kết. Và, quan trọng nhất, các giải pháp chính trị để từng bước xây dựng lòng tin cần có sự tham gia của cả cộng đồng nhân loại, đặc biệt là tôn trọng tiếng nói và sự lựa chọn của người dân tại vùng xung đột, khủng hoảng để xây dựng một tương lai hòa bình, ổn định và phát triển cho quốc gia của họ.

Minh Hà