Trung Quốc hoàn thành sứ mệnh chinh phục hành tinh đỏ

Tàu Zhurong sứ mệnh Thiên Vấn- 1 được thiết kế để mở khóa thêm nhiều bí mật của hành tinh đỏ. Ảnh: SCMP

Sao Hỏa hay còn gọi là hành tinh đỏ từ lâu đã thu phục trí tưởng tượng chung của nhân loại trong suốt nhiều thế hệ. Người Trung Hoa cổ đại cũng đặc biệt chú ý đến sao Hỏa khi họ luôn bối rối trước những chuyển động bất thường và không thể đoán trước của hành tinh đỏ. Sao Hỏa còn được các thế hệ người dân Trung Hoa coi là điềm báo của thiên tai, sự thay đổi của các triều đại và cái chết của người dân.

Sự kiện diễn ra sáng sớm 15/5 sau “chín phút kinh hoàng” như mô tả của tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) do gặp trục trặc kỹ thuật, mất tín hiệu trước khi đáp xuống sao Hỏa.

Bài xã luận đầu tiên được đăng trên Tân Hoa Xã sáng nay coi cuộc hạ cánh của tàu thăm dò Zhu Rong trong sứ mệnh Thiên Vấn -1 (Tianwen-1) là cuộc cách mạng để làm giàu thêm kiến thức của con người về sao Hỏa, đồng thời đánh dấu một đóng góp mới trong quá trình khám phá vũ trụ của nhân loại.

Trong loạt phim khoa học viễn tưởng nổi tiếng Star Trek, khu vực Utopia Planitia trên sao Hỏa chính là địa điểm thiết kế và chế tạo con tàu Starfleet vào thế kỷ 24.

Việc tàu thăm dò Zhu Rong Thiên Vấn -1 hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa là bước đệm để trả lời các câu hỏi và các sứ mệnh chinh phục không gian trong tương lai.

Giống như dự án trạm vũ trụ và chương trình thám hiểm mặt trăng, Trung Quốc đang tiếp tục theo đuổi các chương trình khám phá không gian sâu vì một tương lai chung tốt đẹp hơn, bên cạnh việc chứng minh năng lực không gian của mình.

Và sao Hỏa đi đầu trong lĩnh vực khám phá không gian sâu mang tầm cỡ quốc tế. Nó có thể giúp nhân loại đi sâu hơn vào không gian và cung cấp dữ liệu cơ bản phục vụ cho các nghiên cứu, chẳng hạn như nguồn gốc và sự tiến hóa của hệ mặt trời và sự sống.

Sao Hỏa cũng là một mục tiêu tiềm năng cho các sứ mệnh hạ cánh của phi hành đoàn. Điều đó có thể đạt được bằng cách sử dụng các năng lực không gian hiện có và môi trường của nó gần Trái đất nhất trong hệ mặt trời.

Tàu thăm dò sao Hỏa độc lập Thiên vấn-1 của Trung Quốc đã trải qua một cuộc hành trình kéo dài gần bảy tháng, ba tháng quay quanh quỹ đạo cộng với những “giây phút hạ cánh thót tim” cuối cùng, và đáp xuống một khu vực tương đối bằng phẳng ở phía nam của Utopia Planitia đã được chọn làm nơi nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu trước đó cho thấy, địa điểm hạ cánh có thể là rìa của một đại dương hoặc hồ cổ trong lịch sử sơ khai của sao Hỏa. Các nhà khoa học Trung Quốc đang tìm kiếm thêm bằng chứng về băng nước và sẽ chia sẻ dữ liệu với các đối tác quốc tế của họ.

Việc tàu thăm dò Zhu Rong hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa là bước đệm để trả lời các câu hỏi và các sứ mệnh chinh phục không gian trong tương lai. Ảnh: THX

Trung Quốc là nước đi sau trong lĩnh vực thám hiểm hành tinh. Trong chuyến đi đầu tiên, nó sử dụng cách tiếp cận “3 trong 1” (quay quanh quỹ đạo, hạ cánh và di chuyển trong một nhiệm vụ), một cách sáng tạo nhưng phức tạp, hy vọng sẽ thúc đẩy ranh giới công nghệ và thử nghiệm nhiều lựa chọn hơn trong khám phá không gian sâu.

Tàu thám hiểm sao Hỏa Zhu Rong được đặt theo tên của vị thần lửa trong thần thoại cổ đại Trung Quốc. Theo đó “Zhu” có nghĩa là điều ước, thể hiện những mong muốn tốt đẹp cho cuộc thám hiểm không gian của loài người, còn “Rong” có nghĩa là hội nhập và hợp tác, phản ánh tầm nhìn của Trung Quốc về việc sử dụng không gian một cách hòa bình vì một tương lai chung cho nhân loại.

“Vũ trụ rộng lớn và việc khám phá sẽ không bao giờ kết thúc. Nhân loại sẽ còn phải mất nhiều thời gian và năng lực để hiểu biết toàn bộ câu chuyện về sao Hỏa”, Tân Hoa Xã viết.

Hà Dương