Thời cơ để phát triển ngân hàng Hồi giáo ở châu Á-Thái Bình Dương

Trụ sở S&P Global. (Nguồn: AFP)

Theo hãng xếp hạng tín nhiệm toàn cầu S&P Global, sẽ vẫn là thị trường ngân hàng Hồi giáo lớn nhất ở châu Á-Thái Bình Dương, chiếm khoảng 2/3 tổng tài sản của ngành (khoảng 400 tỷ USD).

S&P Global cho biết, việc ra mắt các ngân hàng Hồi giáo mới ở Malaysia và các thị trường châu Á-Thái Bình Dương khác trong năm nay có thể cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho các khu vực và phân khúc chưa được phục vụ, chẳng hạn như các doanh nghiệp nhỏ.

Tuy nhiên, hãng lưu ý rằng một số ngân hàng Hồi giáo lớn ở Malaysia có thể phải đối mặt với những thách thức trong việc duy trì mức tăng trưởng tổng thể cao. Do đó, các ngân hàng cần phải đa dạng hóa các nguồn thu.

Trong khi đó, có thể trở thành "điểm nóng" tăng trưởng vì có nhiều tiềm năng lớn chưa được khai thác. Tiềm năng của Bangladesh cũng rất hứa hẹn. Tuy nhiên, sự thiếu hụt thanh khoản và nhu cầu bên ngoài yếu được cho là sẽ cản trở tăng trưởng của lĩnh vực ngân hàng trong vòng 1 đến 2 năm tới.

Rủi ro đối với các ngân hàng Hồi giáo ở châu Á-Thái Bình Dương là lãi suất dài hạn cao hơn và căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Theo S&P Global, các doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình có thu nhập thấp dễ bị tổn thương trước chi phí sinh hoạt và lãi suất cao hơn.

Trong bối cảnh như vậy, cơ quan xếp hạng tín dụng này nhận định cả nhu cầu tài chính và chất lượng tài sản sẽ suy giảm, trong khi nguồn vốn và nguồn dự phòng dồi dào của các ngân hàng sẽ tạo ra lớp đệm trước sự căng thẳng gia tăng.

Trong Báo cáo có tiêu đề “Thời cơ để phát triển ngân hàng Hồi giáo ở châu Á-Thái Bình Dương chín muồi,” S&P Global lưu ý rằng các ngân hàng Hồi giáo khu vực này có thể mong đợi sự mở rộng được duy trì và chất lượng tài sản nhìn chung ổn định trong vài năm tới, nhờ điều kiện kinh tế ổn định tại các thị trường cốt lõi của Malaysia và Indonesia./.

(TTXVN/Vietnam+)