Sau năm 2030, Thái Bình dự kiến sẽ có sân bay

Ngày 29/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1735/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch ỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 Thái Bình trở thành địa phương thuộc nhóm phát triển khá và là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của Vùng đồng bằng sông Hồng; có cơ cấu kinh tế hiện đại với công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng để Thái Bình phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.

Khu kinh tế Thái Bình - nơi dự kiến có sân bay ở tỉnh Thái Bình - nằm trải dài ven biển ở phía đông của tỉnh.Ảnh: Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế tri thức trở thành nhân tố nâng cao chất lượng tăng trưởng; phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao...

Đồng thời, đến năm 2050 Thái Bình là tỉnh phát triển của Vùng đồng bằng sông Hồng; có nền kinh tế phát triển thịnh vượng, xã hội tiến bộ và môi trường sinh thái được đảm bảo. Tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và các ngành kinh tế trụ cột có sức cạnh tranh cao…

Đáng chú ý, Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có nhiều nội dung thu hút sự chú ý của người dân.

Theo quy hoạch được duyệt, tỉnh Thái Bình sẽ có sân bay chuyên dụng ven biển Thái Bình. Vị trí xây dựng tại huyện Tiền Hải với mục tiêu phục vụ du lịch, an ninh - quốc phòng, cứu hộ, cứu nạn trên biển.

Được biết, theo thuyết minh quy hoạch Thái Bình trong giai đoạn ngắn hạn, đường hàng không cho khu kinh tế và toàn tỉnh Thái Bình sẽ sử dụng cảng hàng không quốc tế Cát Bi – ải Phòng làm trung tâm vận chuyển hành khách và kết nối các hoạt động logistics theo đường hàng không.

Sau năm 2030, khi hoàn thiện hạ tầng khu kinh tế ven biển, các khu đô thị sinh thái, khu công nghiệp, khu thương mại dịch vụ logictics ven biển, tỉnh Thái Bình sẽ có sân bay, hình thành khu cụm cảng hàng không lưỡng dụng phục vụ du lịch, cứu hộ, cứu nạn, an ninh quốc phòng khu vực biên giới biển tỉnh Thái Bình. Cụm cảng hàng không ở Thái Bình này gồm các điểm đáp trực thăng, các bãi đáp thủy phi cơ ven biển Thái Bình.

Một điểm đáng chú ý khác, hiện tại Thái Bình hoàn toàn không có tuyến đường sắt nào chạy qua. Tuy nhiên, theo quy hoạch được phê duyệt, dự kiến Thái Bình sẽ có 101 km đường sắt.

Cụ thể: Tuyến đường sắt qua địa bàn tỉnh Thái Bình thuộc tuyến Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh (bao gồm cả đoạn Nam Hải Phòng - Hạ Long dài khoảng 37km). Phương án phát triển đường sắt tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 – 2023 tầm nhìn đến năm 2050 nằm trong tuyến đường sắt quốc gia và thực hiện theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trần Anh - Mạnh Tùng