Phú Yên: Ưu tiên phát triển công nghiệp

Phó Thủ tướng ần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1746/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, Phú Yên đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt khoảng 8,5 - 9%/năm; GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng 150 - 156 triệu đồng.

Công nghiệp là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế Phú Yên

Cơ cấu kinh tế đến năm 2030: Công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 34%; dịch vụ chiếm 46%; nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 15%; thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) chiếm khoảng 5,0%. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt 7,0 - 7,5%/năm.

Tổng lượt khách du lịch đến ú Yên đạt 7.000.000 lượt khách, trong đó có 600.000 lượt khách quốc tế, đóng góp GRDP của ngành du lịch trong tổng GRDP của tỉnh đạt khoảng 15%.

Tỷ lệ nghèo đa chiều giảm còn dưới 1,5% năm 2030. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 85%; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%. Tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp giảm còn dưới 35%. Mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 23.000 - 25.000 lao động.

Công nghiệp là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế Phú Yên: Về phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng, Phú Yên sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp ở mức cao, theo hướng bền vững và là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế, đưa Phú Yên trở thành một trong những tỉnh có công nghiệp thuộc nhóm phát triển mạnh của vùng, các khu công nghiệp với công nghệ hiện đại thu hút đầu tư các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao. Phát triển các ngành công nghiệp và các sản phẩm quan trọng là thế mạnh của tỉnh, song song với việc nâng cao trình độ công nghệ và áp dụng công nghệ cao, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu và bảo vệ môi trường; phát triển công nghiệp hỗ trợ, từng bước tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia lớn.

Phát triển các ngành công nghiệp động lực gắn với kinh tế biển, mở rộng và phát triển các ngành công nghiệp hiện có theo hướng sản xuất sản phẩm tinh, sản phẩm chế biến sâu với hàm lượng công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường, có giá trị gia tăng cao. Phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh như sau: Luyện kim; lọc, hóa dầu; sản xuất năng lượng (điện gió, điện mặt trời, các dạng năng lượng mới hydro, Amoniac xanh...); hóa chất (hóa dược, phân bón..); chế biến nông, lâm, thủy sản; cơ khí - chế tạo; sản xuất sản phẩm gắn công nghệ số (sản xuất các sản phẩm thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm, công nghiệp tự động hóa, thiết kế và sản xuất chíp..); …

Hà Trần