Nhiều quốc gia không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật thúc đẩy đa dạng văn hóa

Tại phiên thảo luận, các đại biểu đều nhấn mạnh vai trò của các nghị viện và nghị sĩ trẻ đối với thúc đẩy tôn trọng đa dạng trong bối cảnh chuyển đổi công nghệ và toàn cầu hóa.

Phiên thảo luận về thúc đẩy tôn trọng đa dạng văn hóa vì sự phát triển bền vững trong khuôn khổ Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9. (Ảnh: Phạm Thắng)

Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, của Quốc hội, PGS. Bùi Hoài Sơn nêu rõ, là đất nước có bề dày lịch sử và văn hóa truyền thống, Việt Nam đã, đang thực thi và không ngừng hoàn thiện thể chế, chính sách theo phương châm xuyên suốt “lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững”.

Ông Sơn cũng cho biết, tại Tuyên ngôn thế giới về đa dạng văn hóa 2001, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) khẳng định đa dạng văn hóa là tài sản chung quý giá, cần thiết đối với nhân loại, như đa dạng sinh học đối với tự nhiên, là khởi nguồn cho , đổi mới và sáng tạo.

Bên cạnh đó, đa dạng văn hóa có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền con người và các quyền tự do cơ bản, nâng cao vai trò và địa vị của phụ nữ trong , tạo sự gắn kết, hòa hợp xã hội.

Vì vậy, cần lồng ghép đa dạng văn hóa như một yếu tố có tính chiến lược vào các chính sách phát triển quốc gia và , thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc.

Ông Sơn nhấn mạnh Quốc hội Việt Nam đã ban hành các luật về tín ngưỡng, tôn giáo, di sản văn hóa, quảng cáo, thư viện…, các chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, dân tộc miền núi, xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, thường xuyên thực hiện công tác giám sát, chất vấn để bảo đảm những vấn đề đa dạng văn hóa được tôn trọng và xuyên suốt trong các chương trình lớn của đất nước.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam PGS.TS Bùi Hoài Sơn phát biểu tại phiên thảo luận. (Ảnh: Phạm Thắng)

Đồng quan điểm với ông Sơn, Nghị sĩ Cuba cũng cho biết nước này luôn mong muốn thúc đẩy đa dạng văn hóa. Trong Hiến pháp mới năm 2019, Cuba đã ghi nhận tầm quan trọng của giáo dục, khoa học, văn hóa trong các lĩnh vực của xã hội.

Trong chính sách quốc gia của Cuba, vấn đề thúc đẩy phát triển văn hóa - - xã hội đến năm 2030 với trụ cột là thúc đẩy phát triển con người và công bằng xã hội, nhấn mạnh xây dựng tiến trình cần thiết để thúc đẩy bản sắc của dân tộc, bản sắc của địa phương.

Tương tự, Nghị sĩ Nga cũng chia sẻ về vai trò quan trọng của đa dạng văn hóa tại nước này. Nga đã đối thoại duy trì liên văn hóa từ lâu giữa hơn 100 dân tộc tại Nga, với niềm tin, tín ngưỡng khác nhau, đồng thời tôn trọng sự độc đáo của từng dân tộc, văn hóa của các quốc gia khác.

Nghị sĩ Nga nhấn mạnh, quốc gia này cũng có Cổng thông tin văn hóa - nền tảng thúc đẩy đa dạng văn hóa, tổ chức các sự kiện văn hóa, quảng bá các di sản văn hóa, Cổng thông tin cũng chia sẻ các thông tin quan trọng khác và được giới trẻ, thanh niên nước này yêu thích.

Đặc biệt, các nghệ sĩ Việt Nam sẽ tham gia vào sự kiện Festival, các cuộc thi trong khuôn khổ Diễn đàn văn hóa, dự kiến được tổ chức tại Nga vào tháng 11 năm nay, nhằm chia sẻ quan điểm về đa dạng văn hóa.

Còn tại Indonesia, Nghị sĩ nước này khẳng định Indonesia luôn có định hướng rõ ràng trong việc phát triển nền văn hóa, duy trì sự tự do của người dân, đề cao những giá trị văn hóa của từng khu vực.

Quốc gia này cũng có những bộ luật thúc đẩy đa dạng văn hóa, tôn trọng văn hóa của các dân tộc, tiếp tục duy trì, phát triển, tăng cường hơn nữa sự đa dạng văn hóa này.

Về phía Thái Lan, Nghị sĩ nước này cho biết Hiến pháp Thái Lan cũng hỗ trợ cho các cộng đồng phát huy giá trị văn hóa của mình. Thái Lan đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác để đảm bảo giới trẻ, đặc biệt là các nghị sĩ trẻ, tham gia nhiều hơn và được trao quyền nhiều hơn, để họ có thể hợp tác với các đối tác nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các cộng đồng và dân tộc thiểu số.

Nghị sĩ Thái Lan phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Phạm Thắng)

Cũng tại , nhiều quốc gia khác đều cam kết bảo vệ và phát huy sự đa dạng văn hóa; tạo môi trường, hệ sinh thái thuận lợi cho văn hóa và đa dạng văn hóa, khẳng định vai trò của kinh tế sáng tạo và các ngành công nghiệp văn hóa.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nước cần tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa riêng, có sự tôn trọng lẫn nhau về sự đa dạng văn hóa giữa các quốc gia - dân tộc; đồng thời, chia sẻ lẫn nhau, chắt lọc, phát huy tinh hoa văn hóa chung của nhân loại để cùng phát triển.

Đại biểu Việt Nam - Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và Trịnh Xuân An, khẳng định đa dạng văn hóa là nhân tố quyết định sự giàu có và phong phú của nguồn tài nguyên văn hóa, từ đó làm gia tăng cơ hội phát triển kinh tế, tạo sự thịnh vượng cho mỗi quốc gia.

Do đó, ông An khuyến nghị Quốc hội các nước nên khẳng định vai trò của văn hóa như một trụ cột của phát triển bền vững và thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hợp quốc, phát huy vai trò của văn hóa trong các chính sách phát triển tại cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.

Đức Minh - Thanh Thanh