Nhiều bất cập trong quản lý khai thác nước ngầm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Các chuyên gia thảo luận về vấn đề quản lý nước ngầm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo thông tin được đưa ra từ Hội thảo, ĐBSCL đang mất dần độ cao trong những thập kỷ qua, tốc độ bồi lắng quá nhỏ, với lượng phù sa hạn chế do việc suất lũ giảm và tình trạng khai thác cát dọc theo các con sông. Tình trạng sụt lún ở ĐBSCL diễn ra ngày càng phức tạp. ĐBSCL đang chìm dần khi mỗi năm sụt lún 1cm, với tốc độ trung bình lên tới 5,7 cm/năm tại một số điểm. Một trong những nguyên nhân chính yếu là do khai thác nước ngầm quá mức. Theo thống kê năm 2010, mỗi ngày có khoảng 2 triệu m3 nước ngầm được khai thác. Tuy nhiên, đây chỉ là số liệu thống kê từ các cơ quan nhà nước, thực tế còn tồn tại tình trạng người dân tự tiện khai thác, khoan giếng lấy nước ngầm sử dụng.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sụt lún là do khai thác nước ngầm quá mức.

Theo các đại biểu vẫn còn nhiều thiếu sót, bất cập như: Chưa có quy hoạch chung về nước ngầm cho vùng nên khó thực hiện ở khu vực giáp ranh… Các đại biểu cho rằng, vấn đề khai thác nước ngầm không phải phân theo địa giới hành chính mà là tính theo lưu vực nên phải có sự tính toán, quy hoạch theo vùng, chứ không phải “chuyện riêng” của từng tỉnh. Nếu làm như thế sẽ phát sinh nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ trong triển khai thực hiện. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, để giải quyết được vấn đề nước ngầm, một trong những vấn đề giải pháp là đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân trong việc khai thác nước ngầm. Đặc biệt, cần có hệ thống pháp luật đủ mạnh, đủ lớn để bảo vệ nguồn nước ngầm ĐBSCL.

Tin, ảnh: THÚY AN