Mỹ gồng mình dàn trải nguồn lực cho loạt xung đột lớn trên thế giới

Khi tình hình thế giới diễn biến phức tạp như hiện nay, nước Mỹ cũng đang "mắc kẹt" giữa nhưng tranh cãi xoay quanh vấn đề tiếp tục hỗ trợ cho và Israel tại hai "điểm nóng" giao tranh. Quốc hội Mỹ đang trong thế khó khi chưa thể đạt được sự đồng thuận cao về việc tiếp tục cung cấp gói viện trợ mới cho Kiev như Tổng thống Joe Biden đã hứa. Ngoài ra, vấn đề duy trì sự ủng hộ dành cho Israel cũng không mấy thuận lợi ngay cả khi đây là quốc gia đồng minh thân thiết nhất với Mỹ ở Trung Đông.

Hai cuộc xung đột lớn

Đã 21 tháng trôi qua, xung đột Nga - Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong nỗ lực hỗ trợ Ukraine phòng thủ và cầm cự trước những đòn tấn công từ Nga, Mỹ đã trở thành quốc gia viện trợ nhiều nhất cho Kiev kể từ đầu xung đột.

Cụ thể, theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel của Đức, kể từ khi khi xung đột nổ ra vào cuối tháng 2/2022 đến cuối tháng 9/2023, chính quyền Tổng thống Mỹ Biden và Quốc hội Mỹ đã viện trợ hơn 75 tỷ USD cho Ukraine, các khoản tiền này bao gồm hỗ trợ nhân đạo, tài chính và cả quân sự.

AP cho biết, thêm Mỹ đã cung cấp 43,9 tỷ USD vũ khí, bao gồm các hệ thống cao cấp như tổ hợp phòng không Patriot và xe tăng Abrams, gần 200 hệ thống bắn Howitzer 155mm và hơn 2 triệu đạn pháo 155mm, và khoảng 300 triệu viên đạn vũ khí nhỏ và lựu đạn.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (giữa) đến Điện Capitol (Mỹ). (Ảnh: AP)

Dù Ukraine cần nhiều hơn thế, những tháng gần đây, nguồn viện trợ này đã có phần chững lại. Vào tháng 10/2023, trong một thỏa thuận quan trọng nhằm ngăn Chính phủ đóng cửa vì hết tiền, Quốc hội đã thông qua một dự luật chi tiêu. Đáng nói, dự luật này không bao gồm khoản viện trợ 6 tỷ USD cho Kiev mà trước đó chính quyền ông Biden từng đề cập.

Theo đó, Lầu Năm Góc, Nhà Trắng và các đồng minh châu Âu đã lên tiếng kêu gọi Quốc hội Mỹ nhanh chóng xem xét lại quyết định trên. Họ cảnh báo rằng nếu Mỹ ngừng gửi đạn dược, phụ tùng và hệ thống phòng không thì Ukraine sẽ có nguy cơ mất lợi thế trong cuộc phản công nhằm đẩy lùi lực lượng Nga. Họ lập luận rằng nếu cuộc xung đột lan rộng ra các quóc gia láng giềng của Ukraine, ngay cả các đồng minh của Mỹ trong NATO cũng có nguy cơ bị cuốn vào xung đột.

Giữa thế “bế tắc” này, Mỹ lại một lần nữa “đau đầu” khi một khu vực khác trở thành “điểm nóng” giao tranh – đó là ải Gaza. Sau sự kiện lực lượng Hamas tấn công và bắt giữ hàng chục người Israel ở gần dải Gaza ngày 7/10, Chính phủ Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã nhanh chóng phát động một chiến dịch quân sự đáp trả với tuyên bố “quét sạch Hamas”.

Đến nay, dù phía và Hamas đã đạt được một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 4 ngày để hỗ trợ trao trả những người bị bắt giam ở 2 bên. Tuy nhiên, sau thỏa thuận trên, giao tranh lại tiếp diễn bất chấp việc thế giới đang nỗ lực tìm kiếm một biện pháp hòa bình cho cuộc xung đột.

Cuộc xung đột tại dải Gaza quan trọng với Mỹ bởi nước này và Israel vốn có quan hệ thân thiết. Trong Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2022, Tổng thống Biden cũng từng nhấn mạnh lại các cam kết hỗ trợ và ủng hộ Israel trong khu vực. Trên thực tế, Mỹ cũng đã cung cấp một nguồn lớn viện trợ cho Israel để đối phó với lực lượng .

Trong khi vẫn ủng hộ mục tiêu của Israel trong việc tiêu diệt phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas, Mỹ được cho là đã thúc giục Israel thay đổi chiến lược, giảm thiểu thương vong. Một vài chuyên gia cũng cho rằng cuộc xung đột tại dải Gaza có thể ảnh hưởng tới nguồn viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine.

Bất đồng trong Quốc hội Mỹ

Trước những câu hỏi về khả năng duy trì viện trợ cùng lúc cho cả Ukraine và Israel, hồi giữa tháng 11, Tổng thống Joe Biden đã kêu gọi Quốc hội Mỹ đạt được một sự đồng thuận để thúc đẩy vấn đề này, nói rằng thế giới đang trải qua một thời điểm mang tính “bước ngoặt”.

Tuy nhiên, theo CNN, tại Đồi Capitol, triển vọng về bất kỳ gói viện trợ nào dành cho cả 2 quốc gia đều vô cùng ảm đạm.

“Chúng tôi có thể không thông qua một gói viện trợ bổ sung nào”, Thượng nghị sĩ John Kennedy, đảng viên Đảng Cộng hòa từ Louisiana, cho biết. Theo ông Kennedy, các gói chi tiêu an ninh quốc gia đã bị đình trệ khi các cuộc thảo luận hiện nay tại Quốc hội xoay quanh vấn đề nhập cư.

Quốc hội Mỹ ở thế khó khi chưa thể đồng thuận về khoản viện trợ mới cho cả Ukraine và Kiev. (Ảnh: CNN)

Theo các nhà lập pháp, cả Hạ viện và Thượng viện đều đang bị chia rẽ sâu sắc trước câu hỏi có nên tiếp tục hỗ trợ Ukraine hay không. Cụ thể, Tổng thống Biden và Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer đã bày tỏ mong muốn duy trì nguồn tài trợ cho hai quốc gia. Nhưng tân Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson lại phản đối gay gắt quan điểm này và hiện chỉ muốn thông qua gói viện trợ cho Israel.

Theo lãnh đạo đảng Cộng hòa, điều kiện để đảng Cộng hòa - vốn chiếm đa số tại Hạ viện - thông qua bất kỳ gói viện trợ bổ sung nào cho Ukraine là đảng Dân chủ cần nhượng bộ và đồng thuận về một số quy định mới nhằm thắt chặt luật nhập cư. Dù vậy, các nhà lập pháp thừa nhận để thống nhất về một thỏa thuận nhập cư có thể làm hài lòng Hạ viện đảng Cộng hòa và không gây bất bình là điều rất khó.

Các nhà đàm phán tại Thượng viện cho biết họ đang cố gắng hạn chế các giới hạn của cuộc đàm phán nhập cư vì biết rằng một cách tiếp cận toàn diện sẽ chỉ khiến tình hình phức tạp hơn. Tuy nhiên, kế hoạch này có thể sẽ vấp phải phản ứng từ đảng Cộng hòa, khiến quá trình thảo luận thông qua viện trợ cho Ukraine kéo dài.

Chủ tịch Hạ viện Johnson đến nay vẫn giữ thái độ cởi mở với khả năng một gói viện trợ mới cho Ukraine miễn là vấn đề an ninh biên giới được xử lý theo ý ông. Tuy nhiên, ông Johnson vẫn chưa tiết lộ những điều kiện cụ thể đối với luật nhập cư để đổi lấy sự đồng thuận từ đảng Cộng hòa cho gói viện trợ cho Ukraine.

Mặt khác, Tổng thống Biden cũng đang phải đối mặt với một số áp lực từ cánh tả về vấn đề Israel. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy sự ủng hộ từ đảng Dân chủ cho Israel trong xung đột tại Gaza đang giảm dần. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ kỳ cựu của đảng Dân chủ Bernie Sanders thì muốn viện trợ cho Israel phải đi kèm với những điều kiện nghiêm ngặt.

Ông Sanders đã đưa ra một danh sách đầy đủ các yêu cầu đối với chính phủ Israel nếu muộn nhận viện trợ từ Mỹ, bao gồm “chấm dứt việc ném bom bừa bãi”, “đảm bảo người dân Gaza được trở về nhà của họ”, “dừng việc mở rộng khu định cư” ở Bờ Tây và không cho lực lượng Israel chiếm đóng lâu dài Gaza, đồng thời cam kết tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình.

Các điều kiện này cũng đã gây nhiều tranh cãi trong chính nội bộ đảng Dân chủ. “Viện trợ có điều kiện cho Israel sẽ chỉ có một kết quả: Nó sẽ giúp Hamas đạt được mục tiêu tiêu diệt hoàn toàn Israel và người Do Thái. Nó sẽ làm suy yếu an ninh quốc gia của Mỹ và cuộc chiến chống khủng bố của chúng tôi. Bất kỳ đạo luật nào đưa ra điều kiện hỗ trợ an ninh cho đồng minh dân chủ chủ chốt của chúng ta, Israel, đều là điều luật không thông minh”, Hạ nghị sĩ Josh Gottheimer nhận xét.

Mỹ cam kết hỗ trợ đồng minh

Vào tháng 10/2023, ít lâu sau khi xung đột nổ ra ở dải Gaza, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen từng tuyên bố Washington có đủ khả năng để hỗ trợ cả Ukraine và Israel mà vẫn đảm bảo năng lực của nền kinh tế.

Trong cuộc phỏng vấn với Sky News, bà Yellen nói: “Mỹ chắc chắn có đủ khả năng để sát cánh cùng Israel và hỗ trợ các nhu cầu quân sự của Israel, đồng thời chúng tôi cũng có thể và vẫn phải tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga. Nền kinh tế Mỹ đang hoạt động rất tốt”.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. (Ảnh: Reuters)

Chính quyền Tổng thống Biden đang thúc đẩy Quốc hội thông qua gói viện trợ khẩn cấp nhằm kết hợp hỗ trợ cho Ukraine và Israel.

Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan xác nhận trong cuộc phỏng vấn trên chương trình “Face the Nation” của CBS rằng Tổng thống Biden có kế hoạch nói chuyện với các nhà lập pháp về sự cần thiết phải phê duyệt gói viện trợ vũ khí mới cho cả hai nước. Tuy nhiên, quá trình này sẽ có nhiều khó khăn do thế bế tắc hiện tại ở Quốc hội.

Kông Anh