Hỗ trợ sản phẩm OCOP tiếp cận sâu với thị trường

Thực hiện Chương trình OCOP, các sở, ngành tỉnh, địa phương chủ động lồng ghép các nội dung liên quan vào nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, địa phương. Đồng thời lồng ghép thực hiện 14 cơ chế, chính sách có liên quan đến phát triển các sản phẩm OCOP, sản phẩm ởi nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung phát triển mẫu mã, bao bì sản phẩm; xúc tiến thương mại, phát triển du lịch, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, liên kết sản xuất, tham gia bán hàng trên các trang thương mại điện tử...

Các sản phẩm OCOP của tỉnh từng bước nâng cao chất lượng, mẫu mã đáp ứng nhu cầu thị trường

Năm 2023, có 195 sản phẩm được công nhận đạt 3 - 4 sao OCOP (139 sản phẩm mới; 56 sản phẩm công nhận lại sau 3 năm). Đến nay, toàn tỉnh có 453 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên của 175 chủ thể. Tỉnh tiếp tục khai thác giá trị các sản phẩm làng nghề, làng nghề truyền thống, năm qua có 3/9 đơn vị cấp huyện có làng nghề được công nhận có sản phẩm sử dụng nguyên liệu từ làng nghề tham gia dự thi OCOP đạt từ 3 - 4 sao. Bên cạnh đó, tiếp tục ưu tiên phát triển sản phẩm các hợp tác xã (HTX) đủ điều kiện tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, đến nay, tỉnh có 12 HTX, 1 tổ hợp tác với 21 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP.

Thời gian qua, địa phương đã cùng đồng hành với các chủ thể OCOP quảng bá sản phẩm tại các diễn đàn, hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối trong và ngoài tỉnh; hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường kết nối tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, tỉnh có 370/453 sản phẩm OCOP được kinh doanh trên sàn ương mại điện tử, đạt 81,67%. Riêng tại 5 điểm du lịch lớn của tỉnh có quầy trưng bày, bán sản phẩm OCOP của tỉnh, góp phần quảng bá sản phẩm đặc trưng của tỉnh đến du khách trong và ngoài nước, bằng 500% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra năm 2023. Đáng chú ý, huyện Châu Thành cơ bản xây dựng được 1 chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định tại HTX nông sản hữu cơ An Phú Thuận.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số khó khăn. Số lượng sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao còn khá ít so với tiềm năng của tỉnh, khả năng quảng bá, xúc tiến thương mại của một số chủ thể OCOP còn hạn chế; tỷ lệ các sản phẩm OCOP đưa lên các sàn thương mại điện tử vẫn chưa đạt như kế hoạch đề ra. Đến nay, chỉ có 5/12 huyện, thành phố xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn.

Từ những kết quả đạt được và nhận diện các khó khăn, tỉnh đề ra mục tiêu thực hiện Chương trình OCOP năm 2024 là duy trì, củng cố nâng chất các sản phẩm đạt chứng nhận 3 - 5 sao OCOP; có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới. Hỗ trợ ít nhất 5 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao OCOP hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP Quốc gia.

Bên cạnh đó, phấn đấu có ít nhất 50% sản phẩm OCOP công nhận năm 2021 tham gia đánh giá, phân hạng lại năm 2024; có ít nhất 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiếp tục phấn đấu mỗi huyện, thành phố thực hiện xây dựng tối thiểu 1 chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng. Phấn đấu có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại và có 100% sản phẩm OCOP của tỉnh được kinh doanh trên môi trường trực tuyến...

Để thực hiện chỉ tiêu trên, tỉnh đề ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, trong đó rà soát, tuyển chọn và ươm tạo các sản phẩm khởi nghiệp phát triển thành các sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm khai thác, gắn kết nguyên liệu địa phương. Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, dự án khởi nghiệp tham gia có hiệu quả vào Chương trình OCOP; đẩy mạnh công tác tuyên truyền; thực hiện chu trình OCOP; chuẩn hóa, phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị phù hợp lợi thế, điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường...

Y DU