Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực cung ứng cho thị trường nước ngoài

Hàng Việt tại hệ thống phân phối nước ngoài. Ảnh: Thục Anh

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường

Theo kế hoạch khuyến khích doanh nghiệp phát triển hệ thống phân phối tại thị trường nước ngoài, vừa được UBND TP à Nội ban hành, TP đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực cung ứng cho thị trường nước ngoài, tiếp tục duy trì, phát triển các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản an toàn; đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao của các tỉnh, thành phố; hỗ trợ các cơ sở xây dựng, áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiến tiến; hỗ trợ doanh nghiệp từng bước thích nghi, chuyển đổi sản xuất đáp ứng xu hướng tiêu dùng bền vững; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng năng lực tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới...

TP Hà Nội yêu cầu các sở, ngành tích cực thông tin, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm đến các nhà phân phối nước ngoài. Tăng cường các hoạt động tập huấn, phổ biến các quy định, rào cản thị trường trọng điểm, các FTA tới doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, xuất khẩu.

Tiếp tục khai thác các cơ hội mở cửa thị trường từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia để đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu vào các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN... Tăng cường khai thác các thị trường còn tiềm năng như Hoa Kỳ, Nga, Đông Âu, Bắc Âu, Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh... Đặc biệt tận dụng các cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vì đây là thị trường có quy mô lớn, gần gũi về khoảng cách địa lý, thuận lợi khai thác cơ hội từ RCEP.

Đồng thời, tiếp tục kết nối với các tập đoàn phân phối của các nước, hệ thống phân phối của người Việt Nam tại các nước để quảng bá, kết nối đưa sản phẩm, hàng hóa vào hệ thống, phát triển kênh phân phối hàng Việt Nam tại các nước...

Hỗ trợ đẩy mạnh tổ chức hoạt động quảng bá, kết nối sản phẩm trên môi trường trực tuyến, trong đó tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân tham gia quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa trên các trang ương mại điện tử.

Về phía Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ với các địa phương, hiệp hội ngành hàng nghiên cứu, xây dựng, đề xuất những chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hình thức xuất khẩu trực tiếp, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt xuất khẩu hàng hóa, bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới…

Tích cực tham gia vào chuỗi mạng lưới phân phối nước ngoài

Hằng năm, hàng loạt hàng hóa của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã được Tập đoàn Aeon giới thiệu tới người tiêu dùng tại tất cả các siêu thị, cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống Aeon tại Nhật Bản thông qua chương trình "Tuần hàng Việt Nam".

Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, đặc trưng như mì tôm, phở khô, bánh tráng, gia vị, cà phê, hàng dệt may, da giày... thì các loại trái cây, nông sản... của Việt Nam cũng đã dần tiếp cận được người tiêu dùng Nhật Bản. Thông qua chương trình này, nhiều loại sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn đã được Tập đoàn Aeon nhập khẩu và đưa vào tiêu thụ tại hàng trăm siêu thị trong hệ thống của doanh nghiệp. Qua đó, từng bước thực hiện mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam thông qua hệ thống của Aeon đạt 1 tỷ USD vào năm 2025.

Cũng là đơn vị tích cực hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi mạng lưới phân phối nước ngoài, ập đoàn Central Retail đã triển khai thường xuyên chương trình Tuần lễ hàng Việt Nam tại Thái Lan. Cùng với đó, Central Retail cũng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển thương hiệu cạnh tranh để thâm nhập vào hệ thống phân phối bán lẻ và hỗ trợ nông dân địa phương phát triển sinh kế bền vững thông qua các chương trình thu mua nông sản với mức chiết khấu 0%...

Đại diện đơn vị này cho biết: "Ngoài việc hỗ trợ người tiêu dùng ở thị trường nội địa, Central Retail cũng hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác, xúc tiến đưa hàng hóa Việt Nam thông qua hệ thống bán lẻ của Tập đoàn ở Thái Lan, Italy...".

Theo ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương), nhằm hỗ trợ hiệu quả giúp doanh nghiệp và hàng Việt tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, thích ứng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh thông tin thị trường, tuyên truyền, tập huấn hỗ trợ nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về phát triển bền vững, sản xuất xanh, xây dựng thương hiệu...

Đặc biệt, Bộ Công Thương sẽ thông qua các cơ chế hợp tác, tiếp tục vận động chính sách với các đối tác thương mại nhằm tháo gỡ các rào cản tiếp cận thị trường để hạn chế tối đa gánh nặng về chi phí cho nhà sản xuất và xuất khẩu.

Đồng thời, yêu cầu các nước đối tác tăng cường đối thoại để làm rõ các yêu cầu, quy định kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu và áp dụng lộ trình thực thi phù hợp để doanh nghiệp Việt Nam có thời gian chuyển đổi; hỗ trợ, hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp để thích ứng với các quy định mới.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục có những đề xuất cụ thể với đối tác thị trường khu vực châu Âu – châu Mỹ, đề nghị phía đối tác hỗ trợ kỹ thuật thông qua các chương trình cụ thể, giúp nâng cao năng lực doanh nghiệp, xây dựng mô hình sản xuất bền vững, kinh tế tuần hoàn, đáp ứng các tiêu chuẩn của EU, Hoa Kỳ...

Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiêu thụ hàng hóa tại thị trường trong nước và xuất khẩu.

Phú An