Bùng nổ cuộc đua mới ở châu Á

Nhật Bản phóng thành công tên lửa H-IIA mang theo vệ tinh mới, ngày 12/1/2024. Ảnh: Reuters

Các vệ tinh trinh sát có nhiệm vụ quan sát các diễn biến - từ việc di chuyển quân đến phóng ên lửa - ở độ cao khoảng 500km. Thông tin này có thể giúp các quốc gia nhắm mục tiêu chính xác vào đối phương trong một cuộc xung đột quân sự.

Theo báo cáo Cân bằng Quân sự do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, có trụ sở tại London, Quốc đã vận hành 136 vệ tinh trinh sát vào năm 2022, tăng từ con số 66 vào năm 2019. Ngoài các vệ tinh chụp ảnh bề mặt Trái đất, Bắc Kinh cũng đang mở rộng đội vệ tinh tình báo điện tử (ELINT) và tình báo tín hiệu (SIGINT), có thể chặn thông tin điện tử.

Theo báo cáo hồi tháng 10/2023 của Bộ Quốc phòng Mỹ, các vệ tinh tình báo, giám sát và trinh sát do Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vận hành "có thể hỗ trợ giám sát, theo dõi và nhắm mục tiêu vào các lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh trên toàn thế giới, đặc biệt là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".

"Những vệ tinh này cũng cho phép PLA giám sát các điểm nóng tiềm ẩn trong khu vực, bao gồm Bán đảo Triều Tiên, Đài Loan, Ấn Độ Dương và Biển Đông" - báo cáo viết.

Asia cho biết, Triều Tiên coi vệ tinh do thám là ưu tiên quân sự hàng đầu cùng với công nghệ hạt nhân và tên lửa, cho phép nước này giám sát các tàu sân bay Mỹ theo thời gian thực. Năm 2023, Bình Nhưỡng chứng kiến 2 lần phóng vệ tinh thất bại, trước khi thành công trong lần phóng thứ ba vào tháng 11.

Vệ tinh quân sự có thể xác định được cả những vật thể nhỏ trên mặt đất, đóng vai trò quan trọng trong chiến sự. Hình ảnh vệ tinh của Mỹ được cho đã hỗ trợ Ukraine trong những phản ứng ban đầu khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nổ ra.

Ấn Độ cũng đã phóng một loạt vệ tinh chụp ảnh radar (RISAT), phát triển từ đội ngũ 12 vệ tinh vào năm 2019 lên 16 như hiện tại, hòng cạnh tranh với Trung Quốc. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang tìm cách mở rộng đội tàu vệ tinh để theo dõi "nhất cử nhất động" của Triều Tiên.

Nhật Bản đã bắt đầu vận hành vệ tinh vào năm 2004 để thu thập thông tin an ninh và thảm họa. Họ có kế hoạch tăng số lượng vệ tinh trong mạng lưới của mình lên 9 vệ tinh vào năm tài chính 2029, từ 5 vệ tinh hiện tại. Mitsubishi Heavy Industries cuối tuần trước đã phóng thành công tên lửa H-IIA mang theo vệ tinh mới.

Vệ tinh trinh sát đầu tiên của Hàn Quốc được phóng vào tháng 12 vừa qua. Nước này dự kiến sẽ có 5 chiếc hoạt động đến năm 2025, thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, với lần phóng thứ hai dự kiến vào tháng 4 và lần thứ ba vào tháng 11 năm nay.

Việc vận hành các vệ tinh này rất tốn kém. Chính phủ Nhật Bản đã dành 80 tỷ yên (545 triệu USD) mỗi năm để phát triển và vận hành các vệ tinh thu thập thông tin. Theo công ty, một vụ phóng tên lửa Falcon 9 tiêu chuẩn của SpaceX (Mỹ) có giá 67 triệu USD.

Chính phủ Hàn Quốc đã sử dụng Falcon 9 cho lần phóng tên lửa hồi tháng 12, mặc dù quân đội nước này đang chế tạo tên lửa nội địa để tiết kiệm thời gian. Các nỗ lực của tư nhân có thể hạ thấp rào cản đối với những quốc gia phóng vệ tinh, thúc đẩy nhiều nền kinh tế mới nổi tham gia cuộc đua trong lĩnh vực không gian.

Để giữ cho chi tiêu quốc phòng không vượt khỏi tầm kiểm soát, các nước sẽ cần tăng cường khả năng trinh sát một cách hiệu quả. Chẳng hạn, Nhật Bản và Hàn Quốc đang cân nhắc ý tưởng về các chùm vệ tinh, kết nối một nhóm các vệ tinh nhỏ và rẻ hơn với nhau.

Tận dụng những phát triển liên quan đến quốc phòng trong không gian để thúc đẩy nghiên cứu học thuật và nỗ lực công nghiệp được cho cũng là rất quan trọng. Cơ quan lập pháp Hàn Quốc gần đây đã thông qua dự luật thành lập cơ quan vũ trụ mới của Chính phủ, theo mô hình của NASA (Mỹ).

Nam Trung