Xu hướng phát triển bất động sản đô thị vệ tinh

Ngay từ khi .HCM có quy hoạch các tuyến metro, vào khoảng năm 2003, đơn vị này đã bắt tay nghiên cứu mô hình TOD và ngày nay là mô hình Green TOD. Chiến lược phát triển chuỗi hơn 50 dự án Green TOD nằm dọc 8 tuyến metro tại TP.HCM của Metro Star, được phát triển dựa trên sự nghiên cứu sâu về chuỗi giá trị kết nối tuần hoàn, công nghệ 4.0, kết nối đa tầng, tự động hóa, đô thị thông minh, kinh tế xanh.

Theo quy hoạch đến năm 2025, TP.HCM sẽ phát triển theo hướng đa tâm với trung tâm tổng hợp tại khu vực nội thành cũ và bốn khu đô thị vệ tinh phát triển theo các hướng bắc, đông, tây, nam. Đầu tư khu đô thị mới tại các tỉnh, thành phố không phải là xu hướng mới trên thị trường bất động sản. Bên cạnh chính sách thu hút đầu tư từ các địa phương, nhiều doanh nghiệp cũng tận dụng được các quỹ đất ở xa phát triển dự án, thu về dòng tiền tích cực.

Dự báo nguồn cung nhà ở tại TP.HCM giai đoạn 2024-2026 sẽ chủ yếu nằm tại khu vực phía Đông.

Một số chuyên gia nhận định đây là xu hướng phát triển tự nhiên phù hợp với tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế phía Nam. Với TP.HCM là trung tâm, cơ sở hạ tầng để kết nối các thành phố công nghiệp và thành phố vệ tinh đang bắt đầu được phát triển và hoàn thiện. Trong 5 năm trở lại đây và dự báo 10 năm tiếp theo, sẽ có thêm rất nhiều khu đô thị phát triển dọc theo các đường vành đai, tuyến giao thông huyết mạch.

Cushman&Wakefield Việt Nam dự báo, nguồn cung nhà ở, bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà liền thổ tại TP.HCM giai đoạn 2024-2026 sẽ chủ yếu nằm tại khu vực phía Đông. Nhờ hấp lực từ hạ tầng và xu hướng ly tâm của giới đầu tư, BĐS khu vực này có điều kiện thuận lợi để hồi phục và phát triển tích cực.

Sự phát triển của các đô thị vệ tinh là một xu hướng không thể phủ nhận trong những năm tới. Các dự án bất động sản được phát triển đồng bộ không chỉ đem đến giải pháp nguồn cung nhà ở chất lượng tại các đô thị vệ tinh mà trong tương lai gần còn thúc đẩy làn sóng đầu tư và di cư từ đô thị trung tâm đến các đô thị vệ tinh.