Truyền thông chính sách tốt sẽ xóa 'điểm nóng' ở địa phương

Ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Định cho rằng, có những nơi chưa làm tốt việc truyền thông chính sách đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến “điểm nóng”. (Ảnh: Xuân Quý)

Truyền thông để người dân hiểu và đóng góp xây dựng chính sách

“Mấy năm trước Hội đồng nhân dân 1 xã ở ình Định ban hành quy định đóng góp về xây dựng đường bê tông giao thông nông thôn. Đây là chủ trương đúng để xây dựng nông thôn mới. Thế nhưng, xã này lại đưa ra quy định đóng góp kinh phí trên tất cả đầu nhân khẩu mà không tính đến yếu tố độ tuổi. Vì vậy, những gia đình mới sinh con cũng bị tính đây là nhân khẩu và phải đóng 1 triệu/người khiến người dân bức xúc dẫn đến khiếu nại. Như vậy, xã này đã không loại bỏ đối tượng trẻ em nên dẫn đến người dân phản ứng gay gắt. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những nguyên nhân dẫn đến xã này trở thành điểm “nóng” trên địa bàn Bình Định”, ông Phạm Dân - Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Định đã dẫn chứng câu chuyện này để minh họa cho vai trò quan trọng của việc truyền thông chính sách ở địa phương.

Ông Phạm Dân dẫn chứng thêm về câu chuyện truyền thông chính sách chưa tốt, như mấy năm trước Bộ Giáo dục đưa vào thông tư cộng điểm cho mẹ Việt Nam anh hùng khi quá già. Hay quy định không được giết mổ sau 7h tối, đề xuất quy định ngực lép không được điều khiển xe mô tô, xử phạt xe không chính chủ... Đây là những sản phẩm của truyền thông chính sách chưa tốt dẫn đến phản ứng của xã hội. Do công tác lập pháp có vai trò quan trọng nên địa phương phải chú ý đến công tác truyền thông chính sách.

Trên thực tế, các văn bản của Trung ương thường xuyên thay đổi nên văn bản của đọa phương cũng phải thay đổi theo. Bộ Tư Pháp tiến hành rà soát và xây dựng bộ phát triển Bộ phát triển hóa là kênh thông tin tra cứu miễn phí và độ chính xác gần như tuyệt đối. Bộ Tư pháp kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của từng văn bản, loại bỏ văn bản không còn hiệu lực.

Ông Dân cho biết, thực tế có nhiều đơn vị ban hành dạng công văn nhưng chứa đựng quy phạm pháp luật. Trong khi đó, những quy phạm pháp luật phải theo quy trình và có cơ quan có thẩm quyền ban hành theo đúng trình tự. Về mặt nguyên tắc văn bản này không có hiệu lực.

Phó giám đốc Sở Tư pháp Bình Định dẫn chứng về độ vênhh giữa Luật Nghĩa vụ quân sự và Hình sự với trường hợp thanh niên trốn khám sức khỏe. Nhiều địa phương không đồng tình nên không xử lý được trường hợp này bởi không có điều khoản trốn khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Bên cạnh đó, có những trường hợp có độ vênh giữa hai luật thì áp dụng theo luật nào. Trong trường hợp này cũng không áp dụng được áp dụng nguyên tắc áp dụng pháp luật ban hành sau, bởi Luật Nghĩa vụ quân sự và Luật Hình sự được ban hành cùng nhau.

“Một ví dụ nữa cho thấy việc truyền thông chính sách vẫn còn bất cập như Luật Hộ tịch, bỏ hộ khẩu trong khi chúng ta chưa chuẩn bị kịp nên khó khăn trong việc xác định người dân ở địa phương đó phải lên xã xin xác nhận, gây phiền hà cho người dân. Hay trong Luật Cán bộ công chức viên chức quy định cấm vòng hoa chia buồn, nhưng về tình cảm gia đình và tập tục thì điều này rất khó thực hiện, nên khi làm chính sách chúng ta không lường hết các tình huống thực tế”, ông Dân nói.

Dẫn chứng tại Bình Định, ông Phạm Dân cho biết, địa phương đưa ra chế độ ưu đãi cho bác sỹ, giáo sư được miễn phí quyền sử dụng đất để thu hút nhân tài có trình độ cao, nhưng Bộ Tư pháp cho rằng quy định trái nghị định 45. Đã có những văn bản, chính sách được lấy ý kiến rộng rãi nhưng không ai phát hiện ra độ vênh, thiếu thực tiễn của những văn bản này.

Chọn kênh chuẩn để truyền thông chính sách

Ông Phạm Dân cho biết, trong quá trình soạn thảo các văn bản quy phạp pháp luật mà có tác động lớn đến chính sách nếu chúng ta làm tốt công tác truyền thông chính sách sẽ tác động đến tình hình kinh tế xã hội và công tác quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực. Một văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình dự thảo được truyền thông rộng rãi đến người dân sẽ tác động tích cực đến quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân.

Ông Phạm Dân: "Trong quá trình soạn thảo các văn bản quy phạp pháp luật mà có tác động lớn đến chính sách nếu chúng ta làm tốt công tác truyền thông chính sách sẽ tác động đến tình hình kinh tế xã hội và công tác quản lý nhà nước".

Ông Dân cho rằng, việc truyền thông chính sách trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng phải tính toán làm sao cho hiệu quả. Ví dụ như trên phương tiện truyền hình phải lựa chọn các khung giờ phát sóng để có người xem. Bên cạnh đó, các lãnh đạo các cơ quan ban ngành cũng cần tích cực tham gia vào các buổi tọa đàm, hội thảo trả lời phỏng vấn, thông cáo báo chí liên quan đến các vấn đề chính sách. Ngoài ra, còn lồng nghép nhiều chương trình, nội dung truyền thông chính sách trên nhiều phương tiện, trong đó có trang thông tin điện tử của các đơn vị, trang phổ biến pháp luật của tỉnh.

Ông Dân cũng nhấn mạnh, ngoài các phương tiện trên, thì việc truyền thông chính sách còn phải được thực hiện trên mạng xã hội, vì đây là kênh tiếp cận đến người dân tốt nhất.

“Lâu nay chúng ta chưa sử dụng nhiều hình thức thông cáo báo chí về các vấn đề liên quan đến chính sách, nhưng đây là kênh rất hiệu quả. Tuy hình thức này chưa có trong quy định, nhưng nó đem lại hiệu quả rất lớn. Ví dụ như khi UBND tỉnh đưa ra các chính sách lớn thì chúng ta có thông cáo báo chí để thông báo về chính sách này” ông Dân nói.