Thị trường tài chính 24h: Nhà đầu tư cần sẵn sàng hành động

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô,

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 2/1 tăng 500.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng thêm 500.000 đồng/lượng chiều mua vào và 530.000 đồng/lượng chiều bán ra, hiện đứng ở mức 72,00 – 75,05 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 2,3 USD xuống 2.062,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giằng co trước khi leo lên trên 2.075 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 101,57 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 2/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.848 đồng/USD, giảm 18 đồng so với cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.155 – 24.495 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm khá mạnh về 42.500 USD thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục tăng và lên 45.800 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,51 USD (+2,11%), lên 73,16 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,64 USD (+2,13%), lên 78,68 USD/thùng.

VN-Index tiếp tục tăng nhẹ

Sau phiên sáng chứng kiến áp lực chốt lời sau chuỗi 8 trên 9 phiên tăng trước đó, thị trường bước vào phiên chiều vẫn trong xu hướng này, bảng điện tử vẫn bị sắc đỏ chi phối mạnh, đặc biệt hướng vào nhóm bất động sản, xây dựng, thép... nhưng cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường là VCB đã làm tất cả, khi nới đà tăng và nâng đỡ -Index, giúp chỉ số này đóng cửa vẫn có được sắc xanh.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng đạt 25,3 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 426,57 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 2/11: VN-Index tăng 1,79 điểm (+0,16%), lên 1.131,72 điểm; HNX-Index giảm 1,05 điểm (-0,45%), xuống 229,99 điểm; UpCoM-Index tăng 0,54 điểm (+0,62%), lên 87,58 điểm.

Chứng khoán Mỹ nghỉ giao dịch năm mới.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản nghỉ giao dịch năm mới.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi dữ liệu mới nhất báo hiệu sự phục hồi kinh tế không đồng đều.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,43% xuống 2.962,28 điểm. Chỉ số 300 bluechip giảm 1,3% xuống 3.386,35 điểm.

Kết quả của một khảo sát độc lập cho thấy hoạt động nhà máy của Trung Quốc mở rộng với tốc độ nhanh hơn trong tháng 12 nhờ sản lượng tăng mạnh và đơn đặt hàng mới, nhưng niềm tin kinh doanh cho năm 2024 vẫn giảm.

Trong khi đó, chỉ số PMI Caixin trái ngược với dữ liệu chính thức được công bố vào Chủ nhật cho thấy hoạt động sản xuất thu hẹp với tốc độ nhanh hơn và nhiều hơn dự kiến trong tháng 12.

Sự khác biệt này có thể liên quan đến sự khác biệt về phạm vi địa lý và phạm vi lĩnh vực, Goldman Sachs cho biết.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 5,2 tỷ nhân dân tệ cổ phiếu Trung Quốc, dòng vốn chảy một ngày lớn nhất trong hơn hai tuần.

Phiên này, cổ phiếu các nhà phát triển bất động sản giảm 3,6% và dẫn đầu đà giảm, trong khi cổ phiếu hàng tiêu dùng thiết yếu, trí tuệ nhân tạo, năng lượng mới giảm từ 1,8% đến 2,3%.

Chứng khoán Hồng Kông cũng giảm trong phiên đầu tiên của năm mới do sức ép của nhóm cổ phiếu trọng số lớn là công nghệ và bất động sản.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,52% xuống 16.788,55 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,66% xuống 5.672,53 điểm.

Cổ phiếu các gã khổng lồ công nghệ niêm yết tại Hồng Kông mất 1,3%, trong khi các nhà phát triển bất động sản Đại lục giảm 4,3%.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng và đạt mức cao nhất trong 19 tháng, nhờ sự thúc đẩy từ các cổ phiếu dược phẩm sinh học và thương mại điện tử.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 14,53 điểm, tương đương 0,55%, lên 2.669,81 điểm Đây là mức cao nhất kể từ ngày 3/6/2022.

"Đà tăng của chỉ số được dẫn dắt bởi sự tăng vọt của cổ phiếu dược phẩm sinh học, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng các nhà sản xuất chip với hy vọng nhu cầu được cải thiện", Seo Sang-young, nhà phân tích tại Asset Securities, cho biết.

Theo đó, cổ phiếu nhà sản xuất dược phẩm sinh học Celltrion tăng 14,89%, ghi nhận ngày tốt nhất kể từ cuối tháng 3/2020, trong khi Samsung Biologics tăng 3,82%.

Kết thúc phiên 2/1: Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 12,66 điểm (-0,43%), xuống 2.962,28 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 258,84 điểm (-1,52%), xuống 16.788,55 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 14,53 điểm (+0,55%), lên 2.669,81 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Tiền nhàn rỗi khó tìm hướng ra

Mỗi khi lãi suất xuống thấp, tiền nhàn rỗi có thể kích một kênh đầu tư nào đó tăng nóng như bất động sản, vàng, chứng khoán... Đưa dòng tiền này vào sản xuất - kinh doanh là ưu tiên cần xử lý..>> Chi tiết

- Đầu tư cần cách tiếp cận mới

Bối cảnh kinh tế mới dần thành hình, đòi hỏi nhà đầu tư phải có tâm thế chấp nhận những thay đổi, sẵn sàng hành động và cách tiếp cận mới trong việc xây dựng danh mục đầu tư..>> Chi tiết

- Nhìn lại thị trường chứng khoán năm 2023

Chuyến tàu chứng khoán năm 2023 đã đi hết hành trình và như thường lệ, hành trình thường niên luôn mang lại nhiều cảm xúc cho các thành viên thị trường..>> Chi tiết

- Quỹ đầu tư quốc gia của Ả Rập Xê Út là nhà đầu tư có chủ quyền tích cực nhất thế giới trong năm 2023

Quỹ đầu tư quốc gia của Ả Rập Xê Út đã nổi lên là nhà đầu tư có chủ quyền tích cực nhất thế giới vào năm ngoái, khi thúc đẩy hoạt động giao dịch ngay cả khi hầu hết các quỹ đầu tư quốc gia trên toàn cầu bao gồm GIC Pte và Holdings Pte đều cắt giảm đầu tư..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp