'Nóng' mùa Đại hội đồng cổ đông, ngân hàng kỳ vọng tăng trưởng

Ông Phạm Duy Hiếu, Quyền Tổng giám đốc ABBank báo cáo kết quả kinh doanh 2023 và kế hoạch kinh doanh 2024.

Quản lý chất lượng tín dụng, phấn đấu nợ xấu giảm

"Người dân, doanh nghiệp băn khoăn, kinh tế đã hồi phục hay chưa? Qua kết quả của Nhóm nghiên cứu có thể giải tỏa yếu tố hoài nghi vì tín hiệu lạc quan đang vượt trội. Như vậy có thể khẳng định, nền kinh tế đã bước vào pha phục hồi. Chính sách hạ lãi suất và công khai lãi suất đã đúng điểm rơi", PGS. TS Phạm Thị Thanh Xuân - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Công nghệ Ngân hàng (Trường Đại học Kinh tế - Luật) cho biết.

Theo PGS. TS Phạm Thị Thanh Xuân, lãi suất trên thị trường đã thấp nhưng cần duy trì trong thời gian đủ dài để có thể thẩm thấu vào nền kinh tế. Lãi suất thấp sẽ phát huy được khi nền kinh tế ở pha phục hồi.

Tại Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024 mới đây, Hội đồng Cổ đông ABBank đã thông qua kế hoạch phát triển kinh doanh năm 2024, trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh, đẩy mạnh chuyển đổi số, và tập trung triển khai Dự án Làm mới Chiến lược Ngân hàng, chuyển đổi mô hình hoạt động phù hợp với yêu cầu của giai đoạn mới.

“ABBank đặt mục tiêu giảm nợ xấu, quản lý chặt chất lượng tín dụng, không đặt mục tiêu tăng trưởng ‘nóng’ vì tình hình kinh tế còn nhiều thách thức”, Quyền Tổng Giám đốc ABBank, ông Phạm Duy Hiếu cho biết.

ABBank tổ chức Đại hội đồng Cổ đông 2024 vào ngày 5/4.

Năm 2024, các cổ đông ABBank đã thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 1.000 tỷ đồng. Các chỉ tiêu quan trọng khác cũng kỳ vọng tăng trưởng như: Tổng tài sản dự kiến đạt 170.000 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2023; dư nợ tín dụng đạt 116.272 tỷ đồng và huy động từ khách hàng đạt 113.349 tỷ đồng, cùng tăng 13,5% so với năm 2023. Nợ xấu trên tổng dư nợ dự kiến được kiểm soát ở mức dưới 3%, theo quy định của ân hàng nhà nước (NHNN).

Để đạt được mục tiêu, ABBank sẽ tăng cường các hoạt động thu hút số lượng lớn khách hàng đối với nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa & nhỏ (SME), đổi mới sản phẩm theo phân khúc và cải thiện quan hệ khách hàng dựa trên các phân tích chuyên sâu về nhu cầu của khách hàng; nâng cao trải nghiệm của khách hàng trên kênh vật lý và kênh ngân hàng số, rà soát địa điểm và tái thiết kế mô hình hệ thống mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch để có thể tối ưu hoạt động tư vấn giải pháp và dịch vụ cho khách hàng; tiếp tục tinh gọn các quy trình hoạt động của ngân hàng.

“Đặc biệt chú trọng vào việc tối ưu hóa các quy trình cho vay; đầu tư nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng, trong đó xác định quản trị rủi ro và công nghệ thông tin là những năng lực trọng tâm cần được củng cố và phát triển”, lãnh đạo ABBank cho biết. Theo ông Đào Mạnh Kháng - Chủ tịch HĐQT ABBank, ngân hàng cũng đang thực hiện hàng loạt dự án/sáng kiến chiến lược nhằm phục vụ mục tiêu kinh doanh và chuyển đổi hệ thống, trong đó có những dự án trọng điểm như: Triển khai nền tảng số Omni Channel; Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng – CRM; Triển khai giải pháp quản trị dữ liệu Datalake; Dự án xây dựng mô hình bán hàng và dịch vụ…

Ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ân hàng ACB nhận định: Kinh tế trong nước vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức khi cầu thế giới chưa phục hồi mạnh. "Với các giải pháp của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn trên nhiều thị trường như: Bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp... kinh tế năm 2024 có thể phục hồi", Chủ tịch Ngân hàng ACB cho biết.

Tại phần thảo luận với cổ đông mới đây, ông Từ Tiến Phát - Tổng Giám đốc ACB cho biết: Quý I/2024, tăng trưởng tín dụng của ACB đạt 3,7% so với cuối năm 2023. Con số này cao hơn gần gấp 2 so với mức tăng trưởng bình quân toàn ngành và tăng trưởng tích cực hơn so với các tháng trước đó. “Lãi suất cho vay doanh nghiệp từ 4 - 6%/năm và khách hàng cá nhân từ 6%/năm trở lên. Về dư nợ, cho vay bất động sản chỉ chiếm dưới 2% trên tổng dư nợ của tại ACB và không phát sinh nợ xấu. Cho vay mua nhà ở mức dưới 22% trên tổng dư nợ của ACB và nợ xấu chỉ ở mức khoảng 1%”, lãnh đạo ACB cho biết.

vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 1.506 tỷ đồng, tăng gần 41% so với cùng kỳ năm ngoài. Bên cạnh đó các chỉ số kinh doanh khác đều có sự tăng trưởng ổn định. Cụ thể: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.506 tỷ đồng, tăng gần 41%; tổng thu nhập hoạt động đạt 2.706 tỷ đồng, tăng 19,54%; tổng doanh thu đạt 6.438 tỷ đồng, tăng 4,6%. Đồng thời, thu thuần ngoài lãi (NOII) của SeABank cũng ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng gần 51% so với cùng kỳ, đạt 705 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, SeABank luôn đảm bảo an toàn hoạt động với tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,95%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 86,84% do ngân hàng chủ động trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm kiểm soát và thu hồi nợ xấu.

Một lãnh đạo cao cấp LPBank cho biết: Quý I/2024, LPBank đã đạt 2.800 tỷ đồng lợi nhuận đến từ hoạt động tín dụng”. Với kết quả khả quan này, tại ĐHĐCĐ diễn ra ngày 17/4 tới, LPBank sẽ trình cổ đông thông qua phương án lợi nhuận 2024 đạt khoảng 9.500 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2023.

Năm 2024, LPBank đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và chuyển đổi số, ưu tiên triển khai ứng dụng các công nghệ hiện đại vào kinh doanh và quản trị điều hành như: Định danh eKYC, thanh toán không tiếp xúc NFC, triển khai nền tảng Quản trị dữ liệu Datalake/DataWarehouse, giải pháp thanh toán (Payments), giải pháp ngân quỹ Treasury (Front-to-Back), nền tảng ngân hàng hợp kênh LienViet24h (Omni channel)… Đặc biệt là dự án chuyển đổi hệ thống ngân hàng lõi (Corebanking) sang hệ thống T24 của tập đoàn Temenos - đơn vị cung cấp giải pháp ngân hàng lõi dẫn đầu thị trường.

MSB dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ ngày 23/4. Theo đó, MSB đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 280.000 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2023; vốn huy động tại thị trường I và trái phiếu huy động vốn đạt 178.900 tỷ đồng, tăng 27% so với năm trước. Dư nợ tín dụng tăng trưởng theo hạn mức được NHNN cấp theo chính sách điều hành từng thời kỳ, dự kiến năm 2024 có thể đạt khoảng 178.200 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế kỳ vọng tăng 17% so với năm 2023, đạt 6.800 tỷ đồng; nợ xấu hợp nhất (nhóm 3-5) duy trì dưới 3% theo quy định.

Ông Phùng Quang Hưng, Phó Tổng giám đốc cho biết, động lực tăng trưởng năm 2024 của Techcombank đến từ khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Lãi suất thấp sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế và cầu tín dụng. Doanh nghiệp có khả năng phục hồi tốt hơn, nhờ đó, tình hình kinh doanh ngân hàng năm nay cũng sáng sủa hơn.

Ngân hàng cũng đang triển khai hàng loạt gói cho vay ưu đãi cho từng đối tượng khách hàng. Trong đó, với khách hàng doanh nghiệp lớn, Techcombank triển khai gói ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng vay mới với mức lãi suất chỉ từ 5,5%/năm. Với khách hàng hiện hữu, Techcombank đang duy trì biểu lãi suất ưu đãi cho các khách hàng có lịch sử tín dụng tốt cũng như chọn Techcombank là ngân hàng giao dịch chính, sử dụng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp do ngân hàng cung cấp với mức lãi suất dao động từ 4,5 - 6,5%/năm.

Lên kế hoạch tăng vốn từ nguồn lợi nhuận để lại

Mùa ĐHĐCĐ, nhiều ngân hàng lần lượt lên kế hoạch tăng vốn từ nguồn lợi nhuận để lại và chia cổ tức bằng tiền mặt sau nhiều năm để dành nguồn lực tài chính nhằm củng cố nội lực.

LPBank dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 8.000 tỷ đồng (tỷ lệ tăng hơn 31%) thông qua hình thức chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (sau khi được NHNN và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận).

Ngoài ra, LPBank cũng trình ĐHĐCĐ thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2023. Ngân hàng định hướng chiến lược không chia cổ tức trong 3 năm tới nhằm từng bước xây dựng nền tảng và tăng cường năng lực tài chính thông qua việc sử dụng lợi nhuận để bổ sung vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đầu tư vào các dự án trọng điểm.

MSB cũng xin ý kiến cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 20.000 tỷ đồng lên 26.000 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 30% từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối tính đến thời điểm 31/12/2023 theo báo cáo tài chính kiểm toán và sau khi trích các quỹ theo luật định. Việc chia cổ tức này sẽ được thực hiện trong năm 2024. Kế hoạch tăng vốn phù hợp với sự mở rộng quy mô của ngân hàng, gia tăng vị thế cạnh tranh, đồng thời nâng cao năng lực tài chính để mở rộng triển khai những mục tiêu chiến lược.

Bên cạnh đó, lợi nhuận được tạo ra trong năm 2024 cùng với lợi nhuận để lại sau khi hoàn thành tăng vốn điều lệ dự kiến được MSB trình Đại hội phê duyệt kế hoạch chia cổ tức từ nguồn lợi nhuận có thể dùng để chi trả cổ tức này với tỷ lệ ≤15% bằng tiền hoặc/và bằng cổ phiếu, thời điểm tạm ứng cổ tức tùy theo diễn biến tình hình thị trường và hoạt động kinh doanh của MSB.

Minh Phương/Báo Tin tức