Ngân hàng trở lại nỗi lo nợ xấu gia tăng

Tại "Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ với các địa phương", Thống đốc ân hàng nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2024 này là tập trung vào việc xử lý nợ xấu. Ngân hàng nhà nước sẽ theo dõi sát diễn biến tình hình, nếu như lạm phát được kiểm soát ở mức thấp sẽ có điều chỉnh phù hợp.

Theo các chuyên gia, mặc dù hoạt động tín dụng năm 2024 được kỳ vọng sẽ tăng trưởng khả quan hơn so với năm 2023 nhờ sự vào cuộc tích cực của cơ quan quản lý, tuy nhiên trong môi trường kinh tế vẫn tiềm ẩn rủi ro và nợ xấu gia tăng ảnh hưởng đến chất lượng tài sản và các hệ số an toàn, các ngân hàng có thể vẫn lựa chọn chiến lược tăng trưởng thận trọng.

Ngân hàng trở lại nỗi lo nợ xấu gia tăng

Bên cạnh đó, nợ xấu ngân hàng tiếp tục có xu hướng phân hóa không đều do phụ thuộc vào tính chất tập khách hàng của từng ngân hàng cũng như các yếu tố vĩ mô như sự phục hồi của nền kinh tế và kiểm soát ạm phát. Cùng với tỷ lệ dự phòng nợ xấu giữa các ngân hàng có sự phân hóa và tỷ lệ nới room tín dụng không đều giữa các nhà băng.

Các chuyên gia cũng lo ngại, việc Thông tư 02/2023 của NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn hết hiệu lực vào ngày 30/6/2024 sẽ càng khiến nợ xấu tiếp tục tăng, áp lực trích lập dự phòng cho các khoản nợ tái cơ cấu cũng gia tăng.

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết có thể sẽ sớm gia hạn Thông tư liên quan đến nợ xấu ngân hàng. Trước 3 tháng khi Thông tư 02 hết hiệu lực vào ngày 30/6 tới, nếu thấy cần thiết Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét gia hạn để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, cho ngân hàng.