Loạt BĐS 'dính' đại án Vạn Thịnh Phát; đại gia được Trương Mỹ Lan cho nghìn tỷ

Ngăn chặn giao dịch gần 3.000 bất động sản trong vụ án ạn Thịnh Phát

Ngày 5/3, TAND .HCM dự kiến mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức liên quan.

Quá trình điều tra, cơ quan công an đã thu giữ nhiều vật chứng, tạm giữ, phong tỏa, ngăn chặn giao dịch gần 3.000 bất động sản của bà ương Mỹ Lan và các bị can liên quan. (Xem chi tiết)

Dự án Mũi Đèn đỏ tại Q.7, TP.HCM, một trong những bất động sản của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Ảnh: Hoàng Giám

Không tiền vẫn mua được dự án, đại gia còn nhận nghìn tỷ từ bà Trương Mỹ Lan

Trong các bị can bị truy tố tội “Tham ô tài sản” của vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có ông Dương Tấn Trước, Tổng giám đốc Công ty Tường Việt, người được bà Trương Mỹ Lan cho cả nghìn tỷ đồng.

Mua dự án chung cư tại TP. Thủ Đức của bà Trương Mỹ Lan với giá 2.500 tỷ đồng nhưng công ty của ông Trước không cần phải trả tiền. Thay vào đó, hai bên đã hợp thức hóa hồ sơ vay 3.500 tỷ đồng của Ngân hàng SCB. (Xem chi tiết)

Tòa nhà đắc địa bậc nhất TP.HCM được thế chấp để vay gần 30.000 tỷ đồng thế nào?

Saigon Times Square được biết đến là tòa nhà có vị trí đắc địa bậc nhất TP.HCM khi sở hữu hai mặt tiền. Là biểu tượng của vẻ đẹp hiện đại và thịnh vượng của TP.HCM, tuy nhiên tòa nhà này lại có vai trò quan trọng trong vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Tòa nhà này được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho 73 khoản vay của 67 khách hàng do bà Lan nhờ đứng tên, để vay của Ngân hàng SCB gần 30.000 tỷ đồng. (Xem chi tiết)

Tòa nhà Saigon Times Square có vị trí đắc địa bậc nhất TP.HCM. Ảnh: Hoàng Giám

‘Đất vàng’ trong vụ Vạn Thịnh Phát được nâng khống giá gấp chục lần

Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, quá trình bà Trương Mỹ Lan hợp thức hóa thủ tục vay vốn để rút tiền từ Ngân hàng SCB có sự giúp sức đáng kể của các thẩm định viên, công ty thẩm định giá.

Dù chưa đảm bảo pháp lý và hiện trạng chỉ là đất trống nhưng hai dự án tọa lạc trên “đất vàng” ở TP.HCM vẫn được các công ty thẩm định giá nâng khống giá trị lên gấp chục lần. (Xem chi tiết)

Một dự án bất động sản trong vụ ông Trần Quí Thanh thoát 'án' thu hồi

Về vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” liên quan đến ông Trần Quí Thanh và hai con gái, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có kết luận điều tra bổ sung, trong đó xác định lại giá trị và tình trạng pháp lý của hai dự án bất động sản tại tỉnh Đồng Nai.

Đó là dự án Minh Thành tại huyện Long Thành và dự án Nhơn Thành tại huyện Nhơn Trạch. Sau khi thẩm định lại, giá trị dự án Minh Thành tăng 310 tỷ đồng, còn dự án Nhơn Thành chưa bị thu hồi, được tiếp tục triển khai. (Xem chi tiết)

Dự án Minh Thành, một trong hai dự án bất động sản được nêu trong kết luận điều tra bổ sung. Ảnh: Lê Hoàng

Công ty may rao bán hai khu đất để giảm lỗ

Công ty CP Garmex Sài Gòn, doanh nghiệp có tiếng trong ngành dệt may tại TP.HCM, đang lấy ý kiến cổ đông về việc chuyển nhượng quyền sử dụng hai khu đất và toàn bộ tài sản trên đất.

Động thái này được đưa ra trong bối cảnh tình hình sản xuất kinh doanh của Garmex Sài Gòn rơi vào khó khăn, đơn hàng ít. (Xem chi tiết)

Mỗi ngày TP.HCM cấp hơn 1.000 giấy chứng nhận nhà đất

Hai tháng đầu năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã cấp tổng cộng 67.750 giấy chứng nhận nhà đất. Trong đó, 1.466 giấy chứng nhận được cấp cho người mua nhà tại các dự án nhà ở thương mại.

So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng giấy chứng nhận nhà đất đã cấp trong hai tháng đầu năm 2024 tăng gần 19.000 giấy chứng nhận. Bình quân, mỗi ngày TP.HCM cấp hơn 1.000 giấy chứng nhận nhà đất. (Xem chi tiết)

Bình quân mỗi ngày TP.HCM cấp hơn 1.000 giấy chứng nhận nhà đất. Ảnh: Anh Phương

Đà Lạt muốn tăng giá khởi điểm khi đấu giá lại nhà hàng Thủy Tạ

Trong lần đấu giá trước đây, quyền sử dụng hơn 3.800m2 đất khuôn viên và nhà hàng Thủy Tạ, TP. Đà Lạt có giá khởi điểm 3 tỷ đồng/năm. Một nhà đầu tư đã trúng đấu giá khi bỏ giá 15,1 tỷ đồng/năm nhưng sau đó chấp nhận bỏ cọc, không tiếp tục đầu tư.

Để chuẩn bị đấu giá lại nhà hàng Thủy Tạ, UBND TP. Đà Lạt đề xuất tăng giá khởi điểm thêm 605 triệu đồng, thành 3,645 tỷ đồng/năm. (Xem chi tiết)

Một huyện của Khánh Hòa được quy hoạch đô thị tầm cỡ quốc tế

Ngày 28/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, đến năm 2045. Mục tiêu đưa huyện này trở thành cực tăng trưởng phía Nam của tỉnh và vùng Nam Trung Bộ.

Trong tương lai, Cam Lâm sẽ phát triển dịch vụ du lịch biển, logistics; dịch vụ tài chính - trí tuệ và đổi mới sáng tạo toàn cầu; trung tâm quốc tế về giáo dục, y tế, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao; đô thị có môi trường sống chất lượng cao; có hạ tầng đồng bộ và hiện đại. (Xem chi tiết)

Anh Phương