Bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp quý 4/2023: Thép và ngân hàng dẫn đầu

Ngành ngân hàng vẫn đóng góp lợi nhuận trọng yếu cho thị trường. Ảnh minh họa

vừa có tổng hợp bước đầu về kết quả kinh doanh quý 4/2023 của doanh nghiệp niêm yết (số liệu tính đến ngày 5/2 với 1.128 công ty niêm yết trên 3 sàn chứng khoán, chiếm 96% vốn hóa thị trường). Theo đó, lợi nhuận ròng toàn thị trường ước tính tăng 30% so với cùng kỳ 2022, bởi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có khởi sắc trở lại và nhờ yếu tố nền thấp của quý 4/2022.

Thép và ngân hàng là những ngành đóng góp tăng trưởng hàng đầu. Tổng lợi nhuận ròng ngành thép đã tăng 26,7% so với quý 3/2023. Sự cải thiện mạnh mẽ này đến từ việc biên lợi nhuận gộp tăng (0,7 điểm % so với quý trước) nhờ chi phí đầu vào giảm, quản lý hàng tồn kho tốt hơn và sản lượng tiêu thụ cải thiện.

Lợi nhuận ròng quý 4/2023 của nhóm ngân hàng tăng 22,5% so với cùng kỳ, nhờ tăng trưởng tín dụng được đẩy nhanh trong kỳ, thu nhập ngoài lãi (thu nhập từ phí, hoạt động ngoại hối) tăng mạnh, toàn ngành tăng 20%, chi phí trích lập dự phòng giảm 5%.

Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ròng hàng quý so với cùng kỳ.

Ngành bất động sản cũng không còn quá tiêu cực. Lợi ròng trong quý 4 của ngành này sụt giảm 19,6% so với quý 4/2022 và giảm 24% so với quý 3/2023. Tuy nhiên số liệu thực tế có vẻ tốt hơn so với thống kê. Sự suy giảm tới từ doanh thu và lợi nhuận của (VHM) sụt giảm lần lượt là 72% và 91% so với mức nền cao của cùng kỳ năm trước. Nếu loại VHM ra khỏi rổ thống kê, lợi nhuận ròng ngành bất động sản vẫn tăng trưởng 132% so với quý 4/2022.

Điện và bán lẻ vẫn gây áp lực tiêu cực. Lợi nhuận ngành điện giảm mạnh 33% so với cùng kỳ do các nhà máy thủy điện ghi nhận sản lượng thấp do hiện tượng El Nino và các nhà máy điện than phải dùng than trộn, hoạt động liên tục trong mùa cao điểm dẫn tới xảy ra sự cố phát điện, không đạt hiệu suất cao, theo VNDirect.

Doanh nghiệp bán lẻ cũng ghi nhận mức sụt giảm lợi nhuận 41% so với cùng kỳ do cạnh tranh giá gay gắt giữa các công ty lớn vẫn hiện hữu. Tuy vậy nhờ nhu cầu có dấu hiệu hồi phục do vậy lợi nhuận ngành bán lẻ đã tăng trưởng 43% so với quý 3/2023.

Lũy kế cả năm 2023, tổng doanh thu và lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp niêm yết trên ba sàn sụt giảm lần lượt là 1,6% và 5,6% so với năm 2022. Ngành dịch vụ tài chính có lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng trong năm 2023 khi tăng 79%, theo sau đó là ngành y dược (tăng 17%), đồ uống (tăng 14%), kim loại (tăng 8%). Ngược lại, nhóm ngành tác động tiêu cực tới bức tranh lợi nhuận chung của thị trường bao gồm khai khoáng (-108%), bán lẻ (-63%), du lịch và hàng không (-60%).

Biên lợi nhuận gộp và biên EBITA thị trường.

Theo VNDirect, chi phí lãi vay về mức 6% trong quý 4/2023, giảm so với quý 3/2023 (giảm 0,6 điểm % so với quý trước) và cho thấy việc cắt giảm lãi suất của đã thẩm thấu vào nền kinh tế giúp kéo giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Đơn vị phân tích kỳ vọng chi phí lãi vay sẽ tiếp tục giảm do chi phí huy động của các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm, khi phần lớn các khoản tiền gửi lãi suất cao đã tái tục vào cuối năm 2023. Tỷ lệ đòn bẩy tăng trở lại đạt mức 64% trong quý 4/2023, cao hơn 1,7 điểm % so với quý trước do các công ty bắt đầu tăng vay nợ để mở rộng hoạt động trở lại.

Phạm Ngọc