7 tác dụng thần kỳ của nước bọt, 'bảo bối' y học cổ truyền

Người xưa tin rằng nước bọt là chất tự nhiên vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe của đường tiêu hóa, khoang miệng và cơ thể, là chất dinh dưỡng lỏng rất quý trong cơ thể con người. Không ngoa khi nói nước bọt được coi là báu vật của y học cổ truyền giúp giữ gìn sức khỏe.

Thế nhưng, nghiên cứu y học hiện đại cũng phát hiện ra rằng nước bọt có chức năng chăm sóc sức khỏe vô song. Cụ thể, có tới 7 lợi ích của nước bọt giúp cơ thể khỏe mạnh.

Thứ nhất, giúp tiêu hóa. Nước bọt là một dịch tiêu hóa quan trọng có thể điều chỉnh chức năng đường tiêu hóa. Các thay đổi hóa học trong sinh vật được tạo ra dưới sự xúc tác của amylase. Trong quá trình nhai thức ăn, nước bọt nhanh chóng làm ẩm thức ăn.

Lúc này, men amylase trong nước bọt xúc tác quá trình chế biến thức ăn và phân hóa thành đường maltose dễ tiêu hóa, đi vào dạ dày cùng với thức ăn, hỗ trợ dịch vị tiếp tục xúc tác, trung hòa axit dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi thiệt hại của axit dịch vị.

Nếu giảm tiết nước bọt và giảm amylaza sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa và viêm tụy.

Thứ hai, bảo vệ răng. Các nghiên cứu hiện đại chứng minh, nước bọt là một rào cản tự nhiên để duy trì sức khỏe răng miệng và có thể ngăn ngừa và làm giảm sự xuất hiện của sâu răng. Sâu răng chủ yếu do vi khuẩn phân hủy đường còn sót lại trong miệng tạo ra axit, chất này từ từ ăn mòn răng.

Khi nước bọt bị kích thích nhai tiết ra nhiều, hàm lượng bicarbonat trong nước bọt sẽ tăng lên rất nhiều, đồng thời lan truyền từ nước bọt sang mảng bám răng, trung hòa axit tạo ra bởi đường tồn đọng trong miệng, giảm nguy cơ sâu răng một cách hiệu quả.

Đồng thời, nước bọt chứa một lượng lớn các nguyên tố vi lượng có thể thúc đẩy quá trình tái khoáng của men răng bị hư hỏng và ngăn ngừa sự phát triển thêm của sâu răng.

Thứ ba, nước bọt còn có tác dụng chống lại các vi sinh vật trong miệng. Bằng cách nhai để thúc đẩy tiết nước bọt, giá trị pH trong khoang miệng có thể được duy trì ở mức bình thường, môi trường sinh thái trong khoang miệng có thể được cân bằng, sức khỏe răng miệng có thể được duy trì toàn diện.

Dòng chảy của nước bọt rất quan trọng đối với việc ngăn ngừa các bệnh răng miệng. Nếu lượng nước bọt tiết ra không đủ, thức ăn trong miệng không thể được rửa trôi, chúng ở lại khoang miệng, lâu ngày dễ gây viêm lợi.

Thứ tư, khử trùng và khử độc. Nước bọt có tác dụng chống viêm, giảm đau, khử trùng và giải độc. Ở châu Á, nước bọt thường được dùng để bôi lên những chỗ sưng tấy đỏ bị muỗi đốt. Đó là do trong nước bọt có tiết ra immunoglobulin A và lysozyme, có khả năng kháng lại và diệt vi khuẩn.

Thứ năm, chống ung thư. Nhà khoa học Nhật Bản, Giáo sư Nishi Monday cho hay nước bọt là chất có tác dụng chống ung thư, có thể biến đổi chất gây ung thư thành vô hại. Khi bạn nhai chậm thức ăn, nước bọt được trộn đều, có thể giảm sự xuất hiện của ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng...

Thứ sáu, ngăn ngừa lão hóa. Theo y học cổ truyền, nước bọt có thể dưỡng ẩm ngũ tạng, giúp căng da, tăng cường cơ và xương... Nghiên cứu gần đây, nước bọt chứa hormone tuyến nước bọt, thúc đẩy sự phát triển và phân chia tế bào và tăng tốc DNA nội bào và tổng hợp protein, trì hoãn sự suy giảm chức năng của con người.

Thứ bảy, thúc đẩy chữa lành vết thương. Do nước bọt có chứa yếu tố tăng trưởng thần kinh, có tác dụng chữa lành vết thương một cách tự nhiên. Một số động vật bị thương, bạn đồng hành của chúng sẽ dùng lưỡi liếm vết thương để thúc đẩy quá trình chữa lành.

Hiện các nhà khoa học đã ứng dụng thành công yếu tố này vào vết thương của người để điều trị bỏng và các bệnh nhân khác, có thể rút ngắn đáng kể thời gian lành vết thương và đẩy nhanh quá trình lành da hiện có và da cấy ghép của bệnh nhân bỏng.

Mời quý độc giả xem video: Viêm tuyến nước bọt nguyên nhân và cách điều trị. Nguồn: Tiêu điểm y tế.

Kiều Dụ (Theo SH)