Xuất khẩu hàng lưỡng dụng từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga tăng mạnh

Tổng thống Nga Vladimir Putin (Phải) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan bắt tay trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Samarkand, Uzbekistan ngày 16/9/2022. Ảnh: Reuters

Tờ Financial Times (FT) của Anh mới đây đưa tin rằng xuất khẩu hàng hóa liên quan đến quân sự của ổ Nhĩ Kỳ sang Nga đã tăng mạnh trong năm nay, làm dấy lên lo ngại rằng thành viên NATO này đang đóng vai trò là nơi trung chuyển hàng hóa nhạy cảm của phương Tây cho Moskva.

FT dựa trên việc phân tích số liệu từ cơ sở dữ liệu hải quan của Trade Data Monitor nêu rõ trong 9 tháng đầu năm 2023, Thổ Nhĩ Kỳ báo cáo đã xuất khẩu 45 mặt hàng mà ỹ xác định là “nhạy cảm” với số tiền 158 triệu USD sang Nga và 5 nước thuộc Liên Xô cũ, vốn bị nghi ngờ đóng vai trò là thị trường trung gian của Nga. Con số này cao gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2022, khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra. Để so sánh, con số thương mại trung bình cho giai đoạn 2015-2021 chỉ là 28 triệu USD.

45 loại hàng hóa bao gồm vi mạch, thiết bị liên lạc và các bộ phận khác như kính ngắm quang học, chịu sự kiểm soát xuất khẩu của Mỹ, EU, Nhật Bản và Anh. Nhưng các công ty có thể tránh những hạn chế này bằng cách sử dụng các hệ thống trung gian để không tiết lộ điểm đến cuối cùng.

"Thương mại ngày càng tăng và sự gia tăng tương ứng trong việc nhập khẩu 45 mặt hàng dân sự được quân đội sử dụng đã làm suy yếu nỗ lực của Mỹ và EU nhằm hạn chế khả năng trang bị cho lực lượng vũ trang của Nga, làm gia tăng căng thẳng giữa Ankara và các đối tác NATO", FT lưu ý.

Năm nay, nhập khẩu hàng hóa ưu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ từ các nước G7 tăng hơn 60% so với giai đoạn 2015-2021 và đạt gần 500 triệu USD. Elina Ribakova, thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson và là Phó Chủ tịch về Chính sách Đối ngoại tại Trường Kinh tế Kiev, nói với FT: “Rõ ràng là những hàng hóa này sẽ đến Nga”.

Hàng xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ được dán nhãn đến Azerbaijan, Gruzia, , Kyrgyzstan và Uzbekistan, nhưng chính quyền các nước này không báo cáo lượng nhập khẩu tăng lên.

Ví dụ, dữ liệu của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ đã xuất khẩu 61 triệu USD hàng hóa sang Kazakhstan trong 9 tháng đầu năm nay, trong khi Kazakhstan chỉ báo cáo nhận được các mặt hàng trị giá 6,6 triệu USD từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong một dấu hiệu cho thấy việc hạn chế thương mại đã trở thành ưu tiên hàng đầu ở Washington, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ về Chống khủng bố và Tình báo Tài chính Brian Nelson sẽ tới thăm Istanbul và Ankara trong tuần này để thảo luận về “những nỗ lực ngăn chặn, phá vỡ và điều tra các hoạt động thương mại, tài chính đang đóng góp cho những nỗ lực của Nga trong cuộc xung đột với Ukraine", FT lưu ý.

Đây sẽ là chuyến thăm thứ hai của ông Nelson tới Thổ Nhĩ Kỳ trong năm nay và xuất hiện trong bối cảnh có dấu hiệu cho thấy một số mặt hàng có công dụng kép mà Mỹ và các đồng minh phương Tây coi là đặc biệt quan trọng đối với cuộc xung đột, đang được vận chuyển trực tiếp đến Nga, mặc dù chúng được chú thích là dành cho một quốc gia khác.

Tuy nhiên, những nỗ lực của Mỹ và phương Tây nhằm chấm dứt hoạt động kinh doanh này với Nga rất phức tạp bởi thực tế là những hàng hóa đó có cả mục đích thương mại và quân sự.

Một quan chức EU giải thích, Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), thường đóng vai trò là điểm đến trung gian cho các công ty Nga đang tìm cách sử dụng các tuyến nhập khẩu nhiều giai đoạn để lách các biện pháp kiểm soát. Người này nói thêm rằng họ đặc biệt thường được sử dụng để mua hàng hóa châu Âu.

Theo ước tính của Mỹ và EU, Nga sử dụng những hàng hóa quan trọng trong tên lửa hành trình, máy bay không người lái và trực thăng.

Washington và các đồng minh ở châu Âu đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện các bước để hạn chế thương mại. Bộ Tài chính Mỹ cũng đề cập đến vấn đề này trong đợt trừng phạt mới nhất nhằm vào Nga trong tháng này.

Thổ Nhĩ Kỳ đã duy trì mối quan hệ ngoại giao và thương mại mạnh mẽ với Nga, không tham gia vào các lệnh trừng phạt Moskva, đồng thời cam kết sẽ không giúp Moskva vượt qua các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của phương Tây.

Công Thuận/Báo Tin tức