Trung Đông đang là khối thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn thứ 4 của Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường Đông năm 2023 giảm 130%, đạt 82 triệu USD.

Trung Đông đang là khối thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn thứ 4 của Việt Nam

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho hay, năm 2023, xuất khẩu cá ngừ sang Trung Đông không ổn định, có xu hướng sụt giảm so với năm 2022.

Những bất ổn về kinh tế và cuộc chiến giữa và phong trào Hồi giáo Hamas trong năm 2023 đã khiến cho hoạt động xuất khẩu thủy sản nói chung, cá ngừ nói riêng sang khối thị trường này bị ảnh hưởng. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Trung Đông liên tục sụt giảm qua từng tháng từ đầu năm. Và chỉ cho tới tháng 11/2023, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này mới có xu hướng phục hồi.

Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang một số thị trường trong khu vực Trung Đông ghi nhận tăng so với cùng kỳ năm 2022 như: Israel (tăng 37%), (tăng 17%), UAE (tăng 23%), Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 73%). Trong khi đó, xuất khẩu sang một số thị trường lại giảm mạnh như: Ai Cập (giảm 47%), Ả rập Xê út (giảm 78%)…

Hiện Trung Đông đang là khối thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam sau Mỹ, và CPTPP, chiếm gần 10% tổng kinh ngạch xuất khẩu cá ngừ. Trong những năm qua, đối mặt với nhiều thách thức từ các thị trường tiêu thụ chính, các doanh nghiệp cá ngừ Việt Nam đã tìm tới các thị trường nhỏ hơn nhưng có nhiều tiềm năng như Trung Đông để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Tuy nhiên, khu vực thị trường này cũng có những yêu cầu cao với các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu như yêu cầu phải có chứng nhận Halal. Nhà cung cấp cần phải chế biến và đóng gói phù hợp để đáp ứng tiêu chuẩn này.

Và theo thông tin mới đây từ Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út, Tổng Cục quản lý Dược phẩm và thực phẩm Ả rập Xê út (SFDA) đã có văn bản gửi lãnh đạo Liên đoàn các phòng Thương mại, Phòng Thương mại Riyadh, Jeddah, Dammam về việc một số sản phẩm thực phẩm xuất khẩu sang Ả rập Xê út có giấy chứng nhận Halal nhưng cơ quan cấp những giấy chứng nhận này không nằm trong danh sách được SFDA chấp thuận hoặc ủy quyền.

Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang thị trường Ả rập Xê út cần tuân thủ các quy định về chứng nhận Halal và tiếp cận chứng chỉ Halal của đơn vị được SFDA ủy quyền để tránh bị lưu công hoặc trả hàng về.

Nguyễn Hạnh