Thị trường đỏ lửa, cổ phiếu ACB vẫn phá đỉnh lịch sử

Phiên giao dịch sáng 12/1 biến động mạnh mẽ với diễn biến có phần tích cực hơn về cuối phiên khi -Index bật hồi tới hơn 12 điểm và tạm dừng với mức giảm chỉ hơn 3 điểm, thậm chí có lúc chỉ số này được kéo lên sát mốc tham chiếu. Tuy nhiên, diễn biến chung của thị trường không đồng đều, ngoại trừ duy nhất dòng tiền mạnh tiếp sức cho nhóm cổ phiếu ngân hàng, còn lại các nhóm ngành vẫn chịu áp lực bán khá mạnh.

Bước sang phiên giao dịch chiều, thị trường lình xình giằng co quanh mốc 1.160 điểm trong suốt hơn 1 giờ mở cửa rồi dần chuyển biến xấu. Áp lực bán gia tăng mạnh, kể cả nhóm trụ cột chính là ngân hàng cũng trở nên rung lắc và điều chỉnh, đã khiến VN-Index lùi sâu.

Tuy nhiên, khi chỉ số VN-Index tiệm cận mốc 1.150 điểm với sắc đỏ xuất hiện nhiều hơn ở dòng bank, đã kích thích nhà đầu tư lao vào nhóm cổ phiếu này với hy vọng sóng ngành chưa tắt, giúp thị trường bật hồi đôi chút.

Thị trường đã đóng cửa với mức giảm 7,5 điểm nhưng gần như bảng điện tử chìm trong sắc đỏ khi số mã giảm gấp tới 3 lần số mã tăng và nhóm ngân hàng là nhóm duy nhất ngược dòng thị trường thành công. Đáng chú ý là thanh khoản thị trường tiếp tục cải thiện với khối lượng giao dịch trên sàn HOSE có thêm phiên tỷ đơn vị khớp lệnh và giá trị giao dịch gần 23.000 tỷ đồng.

Trạng thái bán tháo không hề xảy ra trong phiên giao dịch hôm nay và việc quay đầu giảm sau chuỗi ngày dài khởi sắc là điều hết sức bình thường. Với dòng tiền đang nhập cuộc khá sôi động, nhà đầu tư vẫn kỳ vọng thị trường sớm tìm lại “đường đi”.

Đóng cửa, sàn HOSE có 132 mã tăng (2 mã tăng trần) và 380 mã giảm (12 mã giảm sàn), VN-Index giảm 7,52 điểm (-0,65%) xuống 1.154,7 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 1,09 tỷ đơn vị, giá trị 22.751,7 tỷ đồng, tăng 26,74% về khối lượng và 31,38% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 47,73 triệu đơn vị, giá trị 1.256,23 tỷ đồng.

Trong nhóm VN30 có 8 mã tăng và 1 mã đứng giá đều là các cổ phiếu ngân hàng. Trong đó, MBB là mã tăng mạnh nhất đạt 3,4% lên gần mức giá cao nhất trong 2 năm với khối lượng khớp lệnh tới hơn 45,9 triệu đơn vị, còn SHB vẫn là “vua” thanh khoản của dòng bank nói riêng và toàn thị trường nói chung khi khớp hơn 64,6 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,7% lên 12.300 đồng/CP.

Điểm sáng là cổ phiếu khi đóng cửa tăng 2,2% lên mức 25.800 đồng/CP, đây là mức giá cao nhất lịch sử của mã này. Chỉ trong vòng 1 tháng trở lại đây, cổ phiếu ACB đã tăng hơn 15%. Và với mức giá đóng cửa hôm nay, giá trị vốn hóa thị trường của ACB đã chạm ngưỡng 100.000 tỷ đồng (xấp xỉ 4 tỷ USD). Đây là mức vốn hóa kỷ lục mà ngân hàng này từng chạm đến kể từ khi cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán.

Dù là nhóm duy nhất ngược dòng thị trường chung, nhưng với lực cản đến từ một số mã lớn như VCB giảm 0,67%, BID giảm hơn 1%, ngoài ra có VIB, SSB, EIB giảm nhẹ, nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng cửa chỉ tăng nhẹ, không đủ sức để đỡ nổi thị trường.

Nhóm cổ phiếu thủy sản sau tín hiệu có chút lạc quan ở phiên sáng đã không thể tránh khỏi “cơn gió to” và đã đảo chiều điều chỉnh nhẹ khi chỉ còn duy nhất VHC giữ được sắc xanh với mức tăng hơn 1%.

Nhóm chứng khoán cũng điều chỉnh nhẹ với một số mã ngược dòng thành công như HCM, BSI, APG đều tăng chưa tới 1%. Trong đó, VIX vẫn giữ mức thanh khoản tốt nhất ngành với hơn 36,63 triệu đơn vị khớp lệnh, nhưng đóng cửa giảm 1,5% xuống mức 16.950 đồng/CP.

Xét về vốn hóa thị trường, bên cạnh nhóm vốn hóa lớn với điểm sáng là các mã bank, ở top vừa và nhỏ cũng nổi lên một số mã. Điển hình là cổ phiếu BCG bất ngờ kéo mạnh trong đợt khớp lệnh ATC với gần 1,15 triệu đơn vị chuyển nhượng thành công, đã kéo mã này biến động tới hơn 6% từ mức giảm 2,6% lên mức tăng 3,6%, đóng cửa ở mức giá cao nhất ngày 8.670 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh đạt 8,68 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, PSH hạ độ cao nhưng vẫn giữ được diễn biến ngược dòng thị trường, đóng cửa tăng 2,9% lên mức 8.580 đồng/CP và khớp lệnh hơn 5 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tân binh HNA chỉ còn nhích nhẹ 0,8%, đóng cửa tại mức giá 18.500 đồng/CP.

Trên sàn HNX, thị trường hãm đà giảm đôi chút về cuối phiên.

Đóng cửa, sàn HNX có 52 mã tăng và 119 mã giảm, HNX-Index giảm 2,39 điểm (-1,03%) xuống 230,31 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 98,27 triệu đơn vị, giá trị 1.897,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,65 triệu đơn vị, giá trị 103,98 tỷ đồng, trong đó riêng thỏa thuận 4,11 triệu đơn vị, giá trị đạt 78,16 tỷ đồng.

Đột biến trên sàn HNX trong chuỗi ngày vừa qua là đã bị bán tháo trong phiên hôm nay. Đóng cửa, TKG giảm 9,5% xuống mức giá sàn 13.300 đồng/CP và khớp hơn 1 triệu đơn vị.

Ở nhóm vốn hóa lớn, chỉ có 3 mã DVM, CAP, LHC tăng nhẹ trên dưới 0,5%; cùng PSI đứng giá tham chiếu, còn lại đều mất điểm. Trong đó, L14 và TIG giảm sâu nhất khi cùng để mất 4,1%.

Bộ 3 cổ phiếu thanh khoản tốt nhất thị trường là SHS, CEO, HUT đều giảm sâu hơn trong phiên chiều. Cụ thể, SHS giảm 1,1% xuống 18.400 đồng/CP và khớp 20,69 triệu đơn vị, CEO giảm 2,7% xuống 22.000 đồng/CP và khớp 16,17 triệu đơn vị, HUT giảm 1,5% xuống mức 20.200 đồng/CP và khớp 10,7 triệu đơn vị.

Trên UPCoM, thị trường vẫn chìm trong sắc đỏ.

Đóng cửa, UPCoM-Index giảm 0,66 điểm (-0,75%) xuống 86,9 điểm với 127 mã tăng và 173 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 47,89 triệu đơn vị, giá trị 557,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 17,81 triệu đơn vị, giá trị 205,78 tỷ đồng, trong đó riêng BCR thỏa thuận hơn 10,4 triệu đơn vị, giá trị đạt 96,42 tỷ đồng.

Top 3 mã có giao dịch sôi động nhất thị trường là BSR, ABB, BCR lần lượt đạt 5,93 triệu đơn vị, hơn 3 triệu đơn vị và 2,68 triệu đơn vị, đóng cửa cả 3 mã đều đứng giá tham chiếu.

Trong khi đó, VTP đảo chiều giảm 2,7% xuống mức 57.400 đồng/CP, khối lượng giao dịch vẫn khá sôi động với 1,4 triệu đơn vị. Trái lại, VEA là điểm sáng khi ngược dòng thị trương, đóng cửa tăng 1,7% lên mức giá cao nhất trong ngày 35.800 đồng/CP, với khối lượng giao dịch đạt 1,21 triệu đơn vị.

Trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30F401 sẽ đáo hạn trong tuần tới vào ngày 18/1, đã giảm 2 điểm, tương đương -0,2% xuống 1.165,9 điểm, khớp lệnh hơn 284.850 đơn vị, khối lượng mở gần 65.960 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, giao dịch sôi động nhất là CHPG2309 khớp 3,76 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 8,9% xuống 1.540 đồng/cq; tiếp theo là CHPG2325 khớp 3,38 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 22,2% xuống 210 đồng/cq.

T.Thúy