Su-35 của Nga đấu với F-15EX của Mỹ: Cuộc chiến của thế hệ 4++

Nếu sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ tập trung rất nhiều vào F-22 Raptor để thay thế máy bay chiến đấu hạng nặng F-15 Eagle từ thời Chiến tranh Lạnh, thì Nga lại dựa vào một thiết kế thời chiến tranh Lạnh của Liên Xô là Su-27 Flanker, để cải tiến làm phương tiện chiếm ưu thế trên không.

Su-35 là phiên bản cải tiến sâu của tiêm kích Su-27, bao gồm việc tích hợp các động cơ vectơ lực đẩy ba chiều, cho khả năng "siêu cơ động"; nhiều cảm biến mới và mạnh mẽ hơn bao gồm radar Irbis-E gắn ở mũi, có khả năng nhận biết tình huống trên 270 độ xung quanh máy bay và trọng tải mở rộng lên tới 14 tên lửa, so với 8 tên lửa của Su-27.

Tầm hoạt động của chiến đấu cơ Su-35 cũng được tăng lên, nhờ các thùng nhiên liệu mới; động cơ AL-41 hiệu quả và mạnh hơn đáng kể so với AL-31 trang bị trên Su-27. Su-35 có trọng lượng nhẹ và bền hơn đáng kể, thông qua việc sử dụng nhiều vật liệu composite tiên tiến, trong khi tiết diện radar giảm hơn 70%, do khung máy bay được thiết kế lại.

Về vũ khí, máy bay chiến đấu Su-35 được bổ sung với một thế hệ tên lửa không đối không mới, bao gồm R-77, nhiều biến thể cải tiến của R-27 và R-37M siêu thanh. Su-35 có thể đối đầu với tất cả các máy bay chiến đấu hiện có của phương Tây, bao gồm cả F-22 Raptor hiện đại nhất của Mỹ.

Còn Không quân Mỹ ban đầu có kế hoạch thay thế toàn bộ phi đội F-15 bằng 750 chiếc F-22. Mặc dù F-15 đã có chi phí hoạt động cực cao (khoảng 31.000 USD/ giờ), nhưng máy bay chiến đấu F-22 chi phí còn cao gấp đôi (hơn 60.0000 USD/ giờ), điều này không phù hợp với ngân sách quốc phòng của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh.

Do giá thành đắt, chi phí sử dụng cao, nên buộc Không quân Mỹ phải giảm cắt giảm 75% số F-22, xuống còn 187 chiếc; trong khi đó, những chiếc F-15 đã gần hết niên hạn sử dụng. Vấn đề này buộc Không quân Mỹ phải phát triển phiên bản F-15 mới, có tên tiêm kích F-15EX.

F-15X được phát triển để đáp ứng các yêu cầu của Không quân Mỹ và nó mang nhiều điểm tương đồng với F-15 nguyên bản hơn so với Su-35 của Nga; tuy nhiên F-15EX vẫn có những cải tiến đáng kể, xứng đáng là chiến đấu cơ thế hệ 4++.

Trước hết F-15EX trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) mới, hệ thống tác chiến điện tử và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến; trọng tải tên lửa được nâng lên tới 22 tên lửa, so với 8 tên lửa ban đầu. Các liên kết dữ liệu mới, được thiết kế để kết nối F-15EX với F-35 và F-22. Ngoài ra còn có các thùng nhiên liệu mới.

So sánh về khả năng trang bị của Su-35 và F-15X, có sự khác biệt đáng chú ý, vì Su-35 là loại máy bay chuyển tiếp giữa Su-27/30 với Su-57, nên Su-35 không được Không quân Nga trang bị nhiều trong những năm tới. Trong khi F-15EX được mua với số lượng lớn, với 114 chiếc theo kế hoạch.

Số F-15EX chủ yếu nhằm hỗ trợ các phi đội máy bay chiến đấu tàng hình F-35A và F-22 và các máy bay phản lực thế hệ thứ sáu sắp tới trong chiếm ưu thế trên không. Tuy nhiên, với việc Nga đang tăng cường xuất khẩu Su-35 khi F-15X có khả năng được bán ra nước ngoài, nhiều khả năng hai máy bay này có thể đối đầu trực tiếp.

Nếu chiến đấu trong tầm nhìn, Su-35 được hưởng lợi từ một số lợi thế đáng kể, bao gồm khả năng cơ động linh hoạt được kế thừa từ Su-27 ban đầu và được nâng cao với động cơ vectơ lực đẩy ba chiều; còn F-15X không trang bị động cơ vectơ lực đẩy. Hiện F-15X được thiết kế nhấn mạnh theo hướng chiến đấu ngoài tầm nhìn.

Về hệ thống cảm biến, Su-35 ngoài radar, còn có hệ thống theo dõi và tìm kiếm mục tiêu bằng tia hồng ngoại; do vậy khi chiến đấu trong tầm nhìn, Su-35 có thể phát hiện mục tiêu mà không cần radar, thiết kế này không có trên F-15EX.

F-15X được hưởng lợi từ số tên lửa mang theo lớn hơn nhiều, với 22 tên lửa, trong đó hiện đại nhất là tên lửa AIM-120D có tầm bắn 180 km; và tương lai là tên lửa không đối không AIM-260 (vẫn đang trong giai đoạn phát triển). Tuy nhiên giới quân sự thắc mắc, F-15EX có dùng hết số tên lửa lớn như vậy, trong một trận không chiến?

Mặc dù Su-35 hiện chỉ mang được 14 tên lửa, tuy nhiên những tên lửa trang bị trên Su-35 có tính năng độc đáo; ví dụ tên lửa R-37M tầm bắn đến 400km, có tốc độ siêu âm Mach 6, giúp giảm thời gian phản ứng của đối thủ. Trong khi đó F-15EX chưa có những loại tên lửa như vậy, có nghĩa là Su-35 sẽ có hiệu quả gấp đôi phạm vi tác chiến không đối không.

Su-35 cũng chuẩn bị trang bị tên lửa không đối không K-77 mới, có tầm bắn 197km và hệ thống dẫn đường bằng ăng-ten mảng pha hoạt động theo từng giai đoạn độc đáo, khiến việc né tránh cực kỳ khó khăn, ngay cả đối với các máy bay chiến đấu có khả năng cơ động cao hoạt động gần giới hạn trong phạm vi của nó.

Khả năng cơ động cao của Su-35, cho phép bù đắp một phần trọng tải tên lửa thấp hơn và mang lại cho nó khả năng sống sót cao hơn đáng kể trong tầm bắn, do khả năng né tránh tên lửa của đối phương phóng tới tốt hơn. Đến khi F-15EX trang bị tên lửa AIM-260, thì Su-35 còn được trang bị nhiều vũ khí mới.

Nếu Su-35 dựa vào khả năng cơ động để tránh tên lửa của đối phương, thì F-15X phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống tác chiến điện tử, để vô hiệu hóa các mối đe dọa; nhất là các loại tên lửa tiên tiến như K-77 và R-37M của Nga.

Tuy nhiên, khả năng sống sót của Su-35 có thể sẽ giảm trong tương lai, khi AIM-260 bắt đầu được đưa vào sử dụng; loại tên lửa này được cho là nhằm mục đích tấn công các máy bay chiến đấu siêu cơ động; cụ thể là để đối phó trực tiếp với các thiết kế tiên tiến của dòng Flanker như Su-30/35 và Su-57.

Cuối cùng, cả Su-35 của Nga và F-15X của Mỹ đều là những máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ thứ tư hiện đại nhất đã được phát triển, xứng tầm thế hệ 4++ (hay 4,5). Hai loại máy bay này sẽ tiếp tục còn phục vụ trong các lực lượng không quân đến sau năm 2050, kể cả khi máy bay chiến đấu thế hệ 6 ra đời. Nguồn ảnh: Pinterest.

Dù mang danh tiêm kích thế hệ 4++, chiến đấu cơ Su-35 vẫn được Nga quảng cáo đủ khả năng để "vít cổ" mọi loại tiêm kích thế hệ 5. Nguồn: Armies.

Tiến Minh