Sau giai đoạn tăng giá, nhóm cổ phiếu ngân hàng bất ngờ gây áp lực giảm điểm cho Vn-Index

Báo cáo mới nhất của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho thấy, trong tuần từ 3/3-9/3/2023, áp lực bán giá cao tăng lên khi Vn-Index tiến đến vùng kháng cự quanh 1.280 điểm tương ứng vùng đỉnh giá tháng 9/2022 và liên tục chịu áp lực điều chỉnh về vùng giá quanh 1.260 điểm. Phiên cuối tuần, Vn-Index đã chịu áp lực bán ngay từ đầu phiên và gia tăng mạnh hơn vào cuối phiên. Qua đó, Vn-Index kết thúc phiên cuối tuần giảm 21,11 điểm, về mức 1.247,35 điểm. Kết thúc tuần, Vn-Index giảm 0,87% so với tuần trước. HNX- Index kết tuần ở mức 236,32 điểm, giảm nhẹ 0,06% so với tuần trước.

Trong tuần, thanh khoản trên HOSE gia tăng khá mạnh với 16,2% so với tuần trước, khi có 135,109,66 tỉ đồng được giao dịch, vượt mức 01 tỷ cổ phiếu/phiên. Diễn biến cho thấy dòng tiền có tính chất xoay vòng mạnh, gia tăng sử dụng đòn bẩy dư nợ với khối lượng giao dịch đột biến. Nhà đầu tư nước ngoài cũng gia tăng giao dịch và bán ròng khá mạnh với giá trị 975,81 tỉ đồng trên HOSE; mua ròng trên HNX với giá trị 36,77 tỷ đồng.

Cũng theo , trong tuần, với biến động xoay vòng, thanh khoản rất cao, nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán vẫn có diễn biến tăng giá vượt trội, thanh khoản đột biến với nhiều mã tăng giá rất mạnh như AGR (+16,02%), AGR (+14,54%), DSC (+13,27%),... Trong khi đó, các cổ phiếu ngân hàng sau giai đoạn tăng giá đã chịu áp lực bán khá mạnh, trở thành nhân tố chính gây áp lực giảm điểm của Vn-Index trong phiên cuối tuần. Trong đó, nhiều mã kết thúc tuần giảm khá nhiều so với tuần trước như TPB (-6,30%), BVB (- 6,09%), MSB (-5,71%), BID (-4,49%)....

Nhóm ngân hàng đang chịu áp lực bán khá mạnh

Nhóm cổ phiếu bất động sản tiếp tục có diễn biến kém tích cực so với thị trường chung. Ngoài một số mã tăng giá tốt như (+25,69%), NBB (+13,79%),... thì đa số chịu áp lực điều chỉnh, giảm điểm. Trong khi các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp có diễn biến phân hóa tích cực hơn, ngoài VGC (-2,34%), DTD (-2,05%), IDC (-1,87%)...

Trên thị trường phái sinh, kỳ hạn VN30F2403 kết thúc tuần ở mức 1.253,8 điểm, giảm -1,03% so với tuần trước, chênh lệch dương 3,6% điểm so với VN30. Khối lượng giao dịch tăng mạnh trên mức trung bình khi VN30 biến động rất mạnh. Xu hướng ngắn hạn kỳ hạn VN30F2403 vẫn duy trì tăng trưởng trên vùng hỗ trợ gần nhất quanh 1.250 điểm, kháng cự mạnh 1.265,7 điểm tương ứng giá cao nhất tháng 09/2023. Các kỳ hạn VN30F2404, VN30F2406, VN30F2409 chênh lệch từ 3,9 điểm đến 16,8 điểm so với VN30. Các kỳ hạn chuyển sang chênh lệch dương đảo ngược sau khi chênh lệch âm trong cả tuần, cho thấy các trader đang kỳ vọng VN30 sẽ phục hồi trở lại sau phiên giảm mạnh.

Về góc nhìn trung hạn, SHS nhận định, dù Vn-Index đang trong nhịp tăng mạnh, nhưng nhịp tăng không hình thành trên nền tích lũy đủ dài và tin cậy. Do đó khả năng Vn-Index điều chỉnh trở lại và vận động trong kênh tích lũy 1.150-1.250 là kịch bản dễ xảy ra. “Vn- Index điều chỉnh mạnh cho thấy rủi ro ngắn hạn đã tăng lên như chúng tôi liên tục cảnh báo trong các phiên vừa qua. Chúng tôi không khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn tham gia tích cực ở giai đoạn hiện tại dù Vn-Index thể có nhịp hồi. Nhà đầu tư trung và dài hạn nên tiếp tục nắm giữ danh mục đã cơ cấu và nên chờ đợi thị trường bước vào nhịp giảm ngắn hạn”, SHS khuyến cáo nhà đầu tư.

Túc Mạch