Nghị sĩ Đức nêu điều kiện phương Tây công nhận Crimea, chính trị gia Nga 'đáp trả'

Nhận định trên của Nghị sĩ Hạ viện Đức Waldemar Gerdt từ đảng cực hữu “Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức” (AfD) cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin RIA hôm 16/3.

Ông Gerdt nhấn mạnh rằng phương Tây từ chối công nhận quy chế bán đảo Crimea là của Nga, do đó cần phải từ bỏ kế hoạch mở rộng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về phía đông và thừa nhận sự thất bại hoàn toàn về học thuyết chính trị-quân sự của khối này.

Ngày nay Crimea là một khu vực phát triển ở Nga với một nền kinh tế tăng trưởng nhanh. (Ảnh: RIA)

Ngoài ra, ông Gerdt cũng nhắc lại rằng cuộc trưng cầu được tổ chức ở Crimea diễn ra tuân theo luật pháp quốc tế.

“Không hề có sự sáp nhập hay chiếm đóng Crimea. Việc coi Crimea là một lãnh thổ bị sáp nhập và chiếm đóng hoàn toàn là suy đoán chính trị. Trong cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea, tất cả các thủ tục luật pháp quốc tế đã được tuân thủ. Cuộc trưng cầu dân ý diễn ra hợp pháp. Và nếu ai đó có câu hỏi về bao nhiêu phần trăm ‘ủng hộ’, và bao nhiêu phần trăm ‘phản đối’, thì các cuộc bầu cử tiếp theo sẽ cho các nhà chức trách thấy kết quả gần như cùng một kết quả”, ông Gerdt giải thích.

Theo Nghị sĩ Hạ viện Đức, chính quyền Ukraine không liên quan gì đến cuộc sống của cư dân trên bán đảo Crimea.

“Nếu họ coi người dân Crimea là người dân của mình, thì họ sẽ không cắt đi nguồn nước trên bán đảo, không tước lương hưu hay áp đặt các biện pháp trừng phạt. Mọi thứ diễn ra khiến người dân Crimea càng xa rời khỏi Ukraine. Crimea không còn đường quay trở lại Ukraine”, Nghị sĩ Hạ viện Đức kết luận.

Bình luận về nhận định trên của Nghị sĩ Hạ viện Đức, ông Dmitry Belik, nghị sĩ Duma quốc gia Nga tại Sevastopol cho biết, việc phương Tây công nhận bán đảo Crimea không phải là vấn đề quan trọng nhất đối với cư dân Sevastopol và Crimea.

“Sự phát triển của phương Tây và cuộc sống thoải mái ở Nga khiến mọi người lo lắng nhiều hơn là sự thay đổi trong quá trình sáp nhập Crimea”, ông Belik nói.

Theo ông Belik, phương Tây đã thể hiện thái độ thù địch đối với Nga trong một nghìn năm, và nhiều tầng lớp chính trị đã thay đổi trong thời gian này. Ông nghi ngờ khả năng thay đổi triệt để thái độ của giới tinh hoa phương Tây đối với Nga. “Việc tăng cường hợp tác có thể là hữu nghị là điều khó có thể xảy ra”, nghị sĩ kết luận.

“Phương Tây không muốn để ý đến Crimea sáp nhập với Nga”

Đại sứ Nga tại Đức, ông Serge Nechaev trong một cuộc phỏng vấn với tờ Berliner Zeitung của Đức giải thích rằng các cường quốc phương Tây không muốn để ý đến các điều kiện tiên quyết cho việc thống nhất Crimea với Nga.

Đại sứ Nga tại Đức, ông Serge Nechaev. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Nga)

Nhà ngoại giao nhấn mạnh, lý do chính dẫn đến cuộc xung đột Ukraine và tất cả các vấn đề sau đó là một cuộc đảo chính. Thực tế là nó mâu thuẫn với hiến pháp của Ukraine và các quy tắc của luật pháp quốc tế.

“Mục tiêu của phương Tây là thúc đẩy sự thắt chặt giữa Nga và Ukraine, phá hủy mối quan hệ của hai nước, ràng buộc Kiev với các cấu trúc châu Âu - Đại Tây Dương và biến Kiev trở thành nước bị phụ thuộc”, ông Nechaev giải thích.

Đại sứ Nga tại Đức nhớ lại rằng quyết định của người dân Crimea khi sáp nhập vào Nga có thể giúp duy trì hòa bình trên bán đảo, trong khi các cuộc biểu tình của phe đối lập Ukraine đã biến “thành các cuộc hỗn chiến và bạo loạn, đe dọa những người bất đồng chính kiến, cấm các đảng phái chính trị, cũng như các cuộc tấn công quy mô lớn vào những người nói tiếng Nga”.

Trước đó, Crimea và Sevastopol đã trở thành một chủ thể hành chính của Nga sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3/2014. Khi đó, đại đa số cử tri, cụ thể là 96,77% dân số Crimea và 95,6% dân số Sevastopol đã bỏ phiếu tán thành ly khai khỏi Ukraine để sáp nhập vào Nga.

Ngày 18/3/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo Crimea đã ký một thỏa thuận về việc sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga. Theo đó, tất cả người dân Crimea sẽ được công nhận là công dân Nga.

Ngày nay Ukraine vẫn coi bán đảo Crimea là phần lãnh thổ nhưng tạm thời bị chiếm đóng. Moscow đã nhiều lần tuyên bố rằng sự sáp nhập của bán đảo Crimea vào Nga không hề trái với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Theo Tổng thống Putin, vấn đề bán đảo Crimea đã “hoàn toàn khép lại”.

Thanh Bình (lược dịch)