Mở khóa những bức thư niêm phong hơn 300 tuổi

Sử dụng các công cụ tính toán, các nhà nghiên cứu hầu như có thể mở một bức thư gấp lại một cách phức tạp từ năm 1697.

Đây là những kỹ thuật phức tạp nhằm giúp người nhận phát hiện xem thư có bị giả mạo hay không. Đến nay, các nhà khoa học cho biết những lá thư hơn 300 tuổi như vậy có thể được đọc mà không cần mở.

Đọc thư bằng thuật toán

Trong quá trình nghiên cứu tại Kho lưu trữ Bí mật của Vatican, nhà bảo quản Janaa Dambrogio tại Thư viện MIT (Viện Công nghệ Massachusetts ở Mỹ) đã khai quật được các bức thư thời Phục Hưng với những đường cắt và góc cắt kỳ lạ.

Bà phát hiện đây là những dấu hiệu cho thấy ban đầu chúng đã được khóa lại bằng một khe giấy trượt và được niêm phong bằng sáp. Những bức thư như vậy không thể mở ra mà không xé bức thư - điều giúp cho người nhận biết bức thư đã bị đọc hay chưa.

Sau khi nghiên cứu 250 nghìn lá thư cổ, bà Dambrogio và đồng nghiệp đã phát minh ra hệ thống đầu tiên để phân loại các kỹ thuật khóa thư. Đây là một loại bảng tuần hoàn dựa trên cách làm nhàu các trang giấy.

“Khóa thư là công nghệ 10 nghìn năm tuổi và từ khi con người cố gắng bảo mật cho thư từ của họ, dần dần họ đã biết các tính năng khóa thư” – bà Dambrogio nói.

Cho tới bây giờ, các nhà khoa học mới chỉ đọc được những lá thư này bằng cách cắt chúng ra và thường làm hỏng thư. Mặc dù theo cách tự nhiên, công việc như vậy là tập trung vào nội dung bức thư nhưng việc nghiên cứu việc khóa thư cũng rất quan trọng.

Bà Dambrogio và đồng nghiệp đã nghĩ ra một cách để vừa đọc các văn bản trong lá thư bị khóa mà không cần mở ra, đồng thời tái tạo lại các nếp gấp, những khe gài phức tạp được dùng để cố định.

“Đây là một đóng góp lớn khá thú vị trong nhiều thập kỷ nhằm tìm kiếm các hiện vật hầu như chưa được mở ra” – nhà khoa học máy tính Brent Seales tại ĐH Kentucky cho biết. Ông là người không tham gia vào nghiên cứu này.

Các nhà khoa học đã điều tra Bộ sưu tập Brienne – một chiếc hòm của người quản lý bưu điện chứa hơn 3.000 bức thư chưa được gửi đi, trong đó có 577 thư chưa bao giờ mở.

Các bức thư được gửi từ khắp châu Âu đến thành phố The Hague của Hà Lan từ năm 1680 đến 1706, thời đại chứng kiến các phiên tòa xét xử phù thủy Salem diễn ra, Newton tiết lộ định luật chuyển động và hấp dẫn của mình, vua Louis XIV chuyển tòa án đến Versailles.

Đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã phân tích 4 bao thư bằng cách quét tia X có độ phân giải cao để tạo ra các mô hình 3D của lá thư. Sau đó, họ sử dụng một thuật toán mới để xác định và tách các lớp khác nhau của những chữ cái bị gấp lại và nhận dạng văn bản được viết ra.

Cuối cùng, thuật toán hầu như mở ra các chữ cái, không chỉ làm cho chữ viết có thể được nhìn thấy, mà còn ghi lại các mẫu nếp gấp để các nhà nghiên cứu có thể tạo lại quy trình khóa thư từng bước.

Các nhà khoa học dùng công nghệ để đọc những bức thư bị khóa có tuổi đời hàng thế kỷ.

Mở ra nhiều hướng nghiên cứu

Các nhà khoa học đã tìm ra cách đọc những bức thư mà không cần phá niêm phong của nó hoặc mở nó ra theo bất kỳ cách nào. Bằng việc sử dụng máy quét tia X có độ nhạy cao và các thuật toán máy tính, các nhà nghiên cứu có thể đọc được những bức thư niêm phong này.

Chiến lược mới trên giúp các nhà khoa học lần đầu tiên đọc được văn bản trong thư chưa mở. Ví dụ, một lá thư chưa mở là từ một người tên là Jacques Sennacques, ngày 31/7/1679 gửi cho người anh họ Pierre Le Pers – một thương gia người Pháp ở The Hague.

Có lẽ lá thư này có mục đích xin bản sao chứng thực giấy chứng tử của một người họ hàng là Dainel Le Pers liên quan đến vấn đề thừa kế. Các nhà khoa học đã trình bày chi tiết những phát hiện của họ trên tạp chí Nature Communications vừa qua.

Kỹ thuật mới này cũng sẽ có tác dụng đối với bộ sưu tập các bức thư khác chưa được gửi trên khắp thế giới. Ví dụ, “có rất nhiều các tác phẩm nghệ thuật gấp giấy origami cũ mà cách chúng được tạo ra chưa bao giờ được ghi lại” – đồng tác giả của nghiên cứu Erik Demaine, một nhà khoa học máy tính tại MIT cho biết – “ý tưởng quét chúng để có thể tái tạo lại cách chúng được gấp thực sự rất thú vị”.

Nhà sử học Howard Hotson tại ĐH St Anne ở Oxford, Anh là người không tham gia nghiên cứu này, tuy nhiên ông nhấn mạnh nghiên cứu trong tương lai về những bức thư bị khóa lại có thể làm sáng tỏ các mô hình văn hóa và trao đổi công nghệ toàn cầu “vì các kỹ thuật khóa thư tinh vi đã được truyền từ một quốc gia, lĩnh vực hay lục địa này sang những nơi tương ứng khác trong suốt thời gian dài mà nó được sử dụng”.

Các nhà khoa học đang công bố kỹ thuật và nguồn mở của họ cho những người khác sử dụng và có thể cải thiện. Đồng tác giả của nghiên cứu, kỹ sư thuật toán Amanda Ghasaei tại Adobe Research ở San Francisco cho biết: “Chúng tôi xem đây là điểm khởi đầu cho rất nhiều hướng nghiên cứu trong tương lai”.