Meta AI sẽ ảnh hưởng tốt hay xấu hơn đến trải nghiệm của người dùng Facebook, Instagram, WhatsApp?

Hôm 18.4, Meta Platforms ra mắt phiên bản đầu tiên của mô hình ngôn ngữ lớn mới nhất Llama 3 và trình tạo hình ảnh AI Imagine có thể cập nhật ảnh theo thời gian thực khi người dùng nhập gợi ý. Động thái này diễn ra khi công ty mẹ cố chạy đua để bắt kịp OpenAI, công ty dẫn đầu thị trường AI tạo sinh.

Llama 3 và Imagine sẽ được tích hợp vào trợ lý ảo Meta AI, mà Meta Platforms quảng cáo là thông minh nhất trong số các sản phẩm miễn phí cùng loại. Theo Meta Platforms, Meta AI thể hiện tốt hơn về mặt lập luận, tạo mã lập trình và viết văn sáng tạo so với dịch vụ của đối thủ như Google và Mistral AI (công ty khởi nghiệp của Pháp). Meta AI sẽ được cập nhật sẽ đóng vai trò nổi bật hơn trong các ứng dụng Facebook, , WhatsApp và Messenger của Meta Platforms, cũng như trên một website độc lập mới, giúp gã khổng lồ truyền thông xã hội cạnh tranh trực tiếp với ChatGPT, sản phẩm đột phá của OpenAI do Microsoft hậu thuẫn.

Meta Platforms đã triển khai chatbot Meta AI tự phát triển trên và Instagram.

Giờ đây, hàng tỉ người dùng internet có thể mở nền tảng truyền thông xã hội miễn phí thuộc Meta Platforms và sử dụng các dịch vụ của Meta AI dưới dạng từ điển, sách hướng dẫn, cố vấn hoặc họa sĩ minh họa cùng nhiều tác vụ khác, dù không phải lúc nào chúng cũng đáng tin cậy hoặc không thể sai lầm.

Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành của Meta Platforms, cho biết tại buổi ra mắt Meta AI hôm 18.4: “Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng AI hàng đầu thế giới và cung cấp nó cho mọi người. Chúng tôi tin rằng Meta AI hiện là trợ lý AI thông minh nhất mà bạn có thể sử dụng miễn phí”.

Theo động thái của Meta Platforms, AI tạo sinh đang dần thâm nhập vào mạng xã hội.

có một nhóm kỹ sư tập trung phát triển các mô hình ngôn ngữ lớn có thể nhận dạng và tạo văn bản, đồng thời đang thuê các nhà văn và phóng viên có thể chú thích và cải thiện hiệu suất của các mô hình AI này.

Trên trang trợ giúp của Instagram có ghi: “Meta có thể sử dụng thông báo của người dùng để đào tạo mô hình AI, giúp cải tiến AI tốt hơn”.

TikTok và Meta Platforms không trả lời câu hỏi về vấn đề trên, nhưng các chuyên gia AI cho biết người dùng mạng xã hội có thể mong đợi thấy công nghệ này ảnh hưởng nhiều hơn đến trải nghiệm của họ, có thể tốt hơn hoặc tệ hơn.

Ethan Mollick, giáo sư tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ), người dạy về tinh thần kinh doanh và đổi mới, nói một phần lý do khiến các công ty cung cấp ứng dụng truyền thông xã hội đầu tư vào AI là vì muốn trở nên “gắn kết” hơn với người dùng.

Ông nói các ứng dụng như Instagram cố gắng giữ người dùng trên nền tảng của họ càng lâu càng tốt vì càng thu hút sự chú ý sẽ dễ tạo ra doanh thu từ quảng cáo.

Jaime Sevilla, Giám đốc của Viện Epoch chuyên nghiên cứu các xu hướng công nghệ AI, nói rằng trong tương lai, AI sẽ không chỉ cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.

Vào mùa thu năm 2022, hàng triệu người dùng từng bị mê hoặc bởi khả năng AI của Lensa khi ứng dụng này tạo ra những bức chân dung độc đáo từ ảnh selfie. Jaime Sevilla cho biết hãy mong đợi được thấy nhiều hơn về điều này.

“Tôi nghĩ cuối cùng bạn sẽ thấy những con người ảo hoàn toàn do AI tạo ra, đăng nhạc và nội dung khác. Chúng ta có thể sống trong một thế giới mà vai trò của con người trên mạng xã hội chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ sự việc”, Jaime Sevilla nói.

Ethan Mollick, tác giả cuốn sách Co-intelligence: Living and Working with AI, cho biết các chatbot này đã tạo ra một phần nội dung mà nhiều người đọc trực tuyến.

Ông nói: “AI đang ngày càng thúc đẩy nhiều hoạt động giao tiếp trực tuyến. Thế nhưng, chúng tôi thực sự không biết có bao nhiêu bài viết của AI ngoài kia”.

Jaime Sevilla nói AI tạo sinh có thể sẽ không thay thế được quảng trường thị trấn kỹ thuật số do mạng xã hội tạo ra. Ông nói nhiều người khao khát sự chân thực trong các tương tác của họ với bạn bè và gia đình trực tuyến. Các công ty truyền thông xã hội cần duy trì sự cân bằng giữa điều đó với nội dung do AI tạo ra và quảng cáo được nhắm mục tiêu.

Theo Jaime Sevilla, dù AI có thể giúp người tiêu dùng tìm thấy nhiều sản phẩm hữu ích hơn nhưng sức hấp dẫn của công nghệ cũng có mặt tối. Lý do vì AI có thể được sử dụng để thao túng người dùng và biến việc thuyết phục thành ép buộc.

Ông nói: “Các hệ thống AI sẽ trở nên khá giỏi trong việc thuyết phục”.

Meta AI có thể khiến các mạng xã hội của Meta Platforms trở thành công cụ mạnh mẽ hơn cho những kẻ lừa đảo và tạo thành mối đe dọa với quyền tự do ngôn luận - Ảnh: Getty Images

Một nghiên cứu từ các nhà nghiên cứu AI tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne phát hiện ra rằng mô hình ngôn ngữ lớn GPT-4 của Open AI có hiệu quả cao hơn 81,7% so với con người trong việc thuyết phục ai đó đồng ý trong một cuộc tranh luận. Dù nghiên cứu vẫn chưa được bình duyệt nhưng Jaime Sevilla cho biết những phát hiện này rất đáng lo ngại.

Ông nói: “Điều đáng lo ngại là AI có thể mở rộng đáng kể khả năng của những kẻ lừa đảo để tiếp cận nhiều nạn nhân và thực hiện ngày càng nhiều vụ gian lận”.

Jaime Sevilla cho biết thêm rằng các nhà hoạch định chính sách nên nhận thức được những nguy hiểm của AI trong việc lan truyền thông tin sai lệch, khi nước Mỹ bước vào một mùa bầu cử căng thẳng chính trị khác mùa thu năm nay.

Các chuyên gia khác cảnh báo rằng vấn đề không phải là liệu AI có thể đóng vai trò trong việc ảnh hưởng đến các hệ thống dân chủ trên toàn thế giới hay không, mà là như thế nào.

Bindu Reddy, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Abacus.AI, nói giải pháp này mang nhiều sắc thái hơn một chút so với việc cấm AI trên nền tảng truyền thông xã hội của chúng ta. Những kẻ xấu đã truyền bá sự căm ghét và thông tin sai lệch trực tuyến trước khi AI xuất hiện.

Ví dụ, những người ủng hộ nhân quyền chỉ trích Facebook vào năm 2017 vì không lọc được lời nói căm thù trực tuyến đã thúc đẩy nạn diệt chủng người Rohingya ở Myanmar.

Theo kinh nghiệm của Bindu Reddy, AI rất giỏi trong việc phát hiện những thứ như thành kiến và nội dung khiêu dâm trên nền tảng trực tuyến. Bindu Reddy đã sử dụng AI để kiểm duyệt nội dung từ năm 2016, khi cô phát hành ứng dụng mạng xã hội ẩn danh có tên Candid dựa trên quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên để phát hiện thông tin sai lệch.

Bindu Reddy nói các cơ quan quản lý nên cấm mọi người sử dụng AI để tạo ra các bản deepfake về người thật. Thế nhưng, bà chỉ trích các luật như những hạn chế sâu rộng của Liên minh châu Âu (EU) với sự phát triển của AI.

Theo quan điểm của Bindu Reddy, thật nguy hiểm nếu Mỹ bị tụt hậu so với các quốc gia cạnh tranh như Trung Quốc và Ả Rập Saudi, vốn đang rót hàng tỉ USD vào phát triển AI.

Jaime Sevilla thừa nhận rằng người điều hành AI có thể đào tạo để mang theo những thành kiến của công ty, dẫn đến một số quan điểm bị kiểm duyệt. Tuy nhiên, những người kiểm duyệt nội dung từ lâu đã thể hiện những thành kiến chính trị.

Ví dụ, tờ Los Angeles Times vào năm 2021 đưa tin về những lời phàn nàn rằng nội dung ủng hộ người Palestine khó tìm thấy trên Facebook và Instagram. Các nhà phê bình bảo thủ cáo buộc Twitter thiên vị chính trị vào năm 2020 vì đã chặn các liên kết đến câu chuyện trên tờ New York Post về nội dung trong laptop của Hunter Biden - con trai Tổng thống Joe Biden.

“Chúng ta thực sự có thể nghiên cứu xem AI phản ánh loại thành kiến nào”, Jaime Sevilla nói.

Tuy nhiên, ông nói AI có thể trở nên đủ mạnh mẽ để kiểm soát, cản trở hoặc ngăn chặn quyền tự do ngôn luận.

“Điều gì sẽ xảy ra khi tất cả những gì xuất hiện trên dòng thời gian của bạn đều hoàn toàn tuân theo các nguyên tắc của công ty? Đó có phải là loại mạng xã hội bạn muốn sử dụng?”, Jaime Sevilla đặt câu hỏi.

Sơn Vân