Màn thử nghiệm tên lửa thực chiến của Mỹ và cái kết không tưởng

Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, hai loại chiến đấu phản lực có tính năng tốt nhất của hai phe tham chiến là MiG-15 do Liên Xô sản xuất và F-86 do Mỹ sản xuất. Khi đó máy bay chiến đấu MiG-15 đã có lợi thế đáng kể, so với máy bay chiến đấu F-86 Sabre của Không quân Mỹ trên bầu trời Triều Tiên.

Sự chênh lệch về tính năng giữa hai loại máy bay chiến đấu, do Mỹ và Liên Xô chế tạo, chỉ được bù đắp bởi kinh nghiệm và khả năng đào tạo vượt trội của các phi công Mỹ; những người đã tham nhiều chiến dịch không quân ở châu Âu và Thái Bình Dương, cho phép họ đối đầu ngang ngửa các phi công mới của Trung Quốc và Triều Tiên, mặc dù họ có máy bay chiến đấu kém hơn.

Tuy nhiên, trên eo biển Đài Loan, Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc lại tạo được lợi thế đáng kể. Không quân Trung Quốc khi này vừa có thời gian đào tạo phi công dài hơn, mà còn được trang bị máy bay chiến đấu MiG-17 (bản nội địa là J-5), có tính năng cao hơn.

Lúc này không quân đảo Đài Loan, loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của họ là F-86, có từ chiến tranh Triều Tiên, hoàn toàn không đủ sức để đối đầu. Cùng với đó là phi công Đài Loan thiếu kinh nghiệm so với phi công Mỹ, do vậy khi đối đầu với Không quân Trung Quốc, họ đã gặp bất lợi đáng kể.

Khi đó Mỹ tuyên bố "đảm bảo an ninh cho Đài Loan", mặc dù không trực tiếp can thiệp quân sự, nhưng Mỹ đã giúp Đài Loan vũ khí, huấn luyện lực lượng, để Đài Loan có thể đứng vững trước khả năng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc; đặc biệt là trên khu vực eo biển Đài Loan.

Hải quân Mỹ đã bắt tay vào Chiến dịch Black Magic, nhằm nâng cao khả năng chiến đấu cho Không quân đảo Đài Loan. Một kế hoạch bí mật, nhằm nâng cấp số máy bay chiến đấu F-86 của Đài Loan, để trang bị tên lửa không đối không tầm nhiệt đầu tiên trên thế giới, đó là loại tên lửa AIM-9. Loại tên lửa này mới được Mỹ phát triển, và đưa vào sử dụng năm 1956.

Vào ngày 24/9/1958, đã diễn ra trận không chiến đi vào lịch sử hàng không quân sự thế giới, khi những chiếc F-86 của đảo Đài Loan đụng độ với những chiếc MiG-17 của Không quân Trung Quốc trên vùng trời eo biển Đài Loan. Những chiếc MiG-17 của Trung Quốc tận dụng khả năng bay cao, trên tầm của những chiếc F-86.

Với tầm bay cao hơn những chiếc F-86, những chiếc MiG-17 có thể tránh được đòn tiến công bằng pháo hàng không của những chiếc F-86; tuy nhiên những chiếc F-86 đã giành chiến thắng áp đảo MiG-17, bằng tên lửa dẫn đường AIM-9.

Với vũ khí mới, Đài Loan đã lấy lại lợi thế trước Không quân Trung Quốc, đồng thời chiến trường trên eo biển Đài Loan, cũng là chiến trường thử nghiệm chiến đấu, giúp cho Mỹ những thông tin quý giá, về hiệu suất tên lửa AIM-9 của họ.

Điều đáng tiếc là cũng trong trận không chiến đầu tiên, một tên lửa AIM-9 được phóng đi từ chiếc F-86 nhắm vào một máy bay MiG-17 của Trung Quốc, đã không phát nổ; thậm chí quả tên lửa xuyên vào thân máy bay còn nguyên dạng. Chiếc MiG-17 đã hạ cánh an toàn, cùng quả tên lửa AIM-9, đây là món quà vô giá cho Trung Quốc.

Với khả năng khoa học của Trung Quốc vào thời điểm đó, chưa thể đủ trình để nghiên cứu và sao chép. Chiến lợi phẩm này nhanh chóng được chuyển cho Liên Xô để nghiên cứu; vì Liên Xô lúc này cũng đang đánh vật, khi phát triển loại tên lửa tương tự.

Các kỹ sư Liên Xô sau này nói rằng, việc nghiên cứu quả tên lửa của Mỹ là một "khóa học đại học" về thiết kế tên lửa, và AIM-9 là loại tên lửa mang tính cách mạng, đã được Liên Xô sao chép và sản xuất thành tên lửa không đối không R-3, hay còn gọi là tên lửa K-13.

Bốn năm sau, vào năm 1962, Lực lượng Không quân Trung Quốc đã đưa máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai đầu tiên của họ là MiG-19 vào biên chế, phiên bản sản xuất trong nước của Trung Quốc với tên gọi J-6; đây là máy bay chiến đấu phản lực 2 động cơ, có tốc độ siêu âm đầu tiên.

Ngoài tốc độ cao hơn MiG-17, J-6 có khả năng sử dụng một số loại vũ khí không đối không tiên tiến, đó là tên lửa R-3, nhưng được sản xuất ở Trung Quốc với tên gọi PL-2. Một chiếc J-6 có thể mang tối đa bốn tên lửa PL-2.

Cuộc chạy đua phát triển tên lửa không đối không tiên tiến vẫn tiếp tục mà chưa có hồi kết; Mỹ, Nga, Trung Quốc và châu Âu đang dẫn đầu trong lĩnh vực này. Đối với tên lửa AIM-9, nó vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.

Phiên bản hiện đại hóa mới nhất của AIM-9 là AIM-9X Block II, hiện đang được phát triển cho máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Mỹ là F-22 Raptor, có tính năng "khóa mục tiêu sau khi phóng", để tạo lợi thế với các máy bay chiến đấu siêu cơ động của đối phương, trong phạm vi tầm nhìn.

Biến thể Block III có khả năng hơn của AIM-9X, hiện đang được phát triển và những tiến bộ hơn nữa trong công nghệ tên lửa đất đối không, sẽ tiếp tục là loại vũ khí để xác định bên nào có thể giành ưu thế, trong các cuộc giao tranh không đối không trong tương lai gần. Nguồn ảnh: Warhistory.

Cận cảnh một cuộc không chiến của tiêm kích F-15C với tên lửa AIM-9. Nguồn: USAF.

Tiến Minh