Khó hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14,5%

Cuối năm là giai đoạn nước rút khi doanh nghiệp phải tăng tốc sản xuất, kinh doanh nhằm đạt kế hoạch.

Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần tăng vốn, quản lý chặt chẽ dòng tiền để giảm chi phí và thu về lợi nhuận cao nhất.

Việc tiếp vốn cho khối này được xem là rất quan trọng, đặc biệt là nguồn vốn ưu đãi với lãi xuất thấp để phục hồi.

Khó hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14,5%

Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp không vay được vốn tín dụng vẫn còn tương đối nhiều.

Thực tế, chỉ còn khoảng nửa tháng nữa là kết thúc năm 2023, các chuyên gia nhận định, ngân hàng với cuộc đua tăng trưởng tín dụng đạt mục tiêu 14,5% năm nay rất khó khả thi.

Doanh nghiệp này cho biết, dù mặt bằng lãi suất của ngân hàng đang hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp của ông không lựa chọn vay vốn ngân hàng ở thời điểm này bởi sức cầu thị trường yếu, sẽ dẫn đến việc vay vốn và sử dụng vốn ngân hàng không hiệu quả, doanh nghiệp định hướng sẽ ưu tiên tìm đến các quỹ để huy động vốn trong tương lai.

Khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, các DN tiếp cận nguồn tài chính chính thống qua hệ thống ngân hàng chỉ chiếm khoảng 25%, còn 75% vẫn phải đi huy động bạn bè, vay mượn phi chính thống.

Hơn 70% doanh nghiệp bất động sản phản ánh các cơ chế và chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn chưa thực sự phát huy tác dụng.

Theo đại diện doanh nghiệp, các ngân hàng cần nghiên cứu để hạ điều kiện tiếp cận vốn, cho vay linh hoạt hơn, đặc biệt là yêu cầu về tài sản thế chấp.

Ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc cần có biện pháp điều hành tín dụng phù hợp, bảo đảm cung cấp đủ vốn cho nền kinh tế, ân hàng Nhà nước đã thông báo nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nhiều doanh nghiệp hiện không có nhu cầu vay vốn để sản xuất - kinh doanh, do đó tăng trưởng tín dụng năm nay chỉ đạt khoảng 12-13%.