Điều bất ngờ cho hạm đội tàu ngầm Mỹ

Trong ảnh: phác thảo thiết kế buồng chỉ huy chính của tàu ngầm diesel thế hệ mới thuộc dự án “Lada”, được phát triển tại Cục Thiết kế Trung tâm Kỹ thuật Hàng hải “Rubin” (Ảnh: Sergey Smolsky / TASS)

Cục Thiết kế Trung tâm về Kỹ thuật Hàng hải “Rubin” của Nga đang chuẩn bị một bước đột phá trong lĩnh vực tàu ngầm chiến lược và phi hạt nhân thế hệ mới.

Đây sẽ là loại tàu ngầm hiệu quả hơn đáng kể so với tàu ngầm thế hệ thứ tư "Ashen" và "Borey". Hơn nữa, “Rubin” còn có ý định nhảy cóc, bỏ qua thế hệ tàu ngầm phi hạt nhân, vì trong lớp này Nga không có tàu ngầm thế hệ thứ tư.

Công việc thiết kế đã bắt đầu bằng việc tạo ra những con tàu thế hệ mới, trong nhiều năm tới chúng sẽ trở thành một phần của hạm đội của Nga. Đây không phải là “Borey” hay “Borey-A”, và cũng không phải là “Lada” - mà là những con tàu tiếp theo mà “Rubin” đang dự định xây dựng.

Tầm nhìn của dự án này đi trước 30-40 năm. Cách đây 6 năm, vào ngày 18 tháng 3 năm 2014, người ta đã nói về điều tương tự. “Rubin” đã bắt đầu thiết kế sơ bộ tàu ngầm thế hệ thứ năm, cả hạt nhân và phi hạt nhân.

Tàu ngầm phi hạt nhân, được đặt tên là "Kalina", trong các báo cáo của “Rubin” và Liên hiệp đóng tàu đã bắt đầu nhanh chóng tiến tới sản xuất hàng loạt.

Vào mùa xuân năm 2016, thiết kế của "Kalina" đã được hoàn thành và vào mùa hè cùng năm, có tin con tàu sẽ được hạ thủy vào năm 2018. Sản xuất hàng loạt dự kiến sẽ được khởi động vào năm 2025.

Và loại động cơ điện đã được lên kế hoạch. Đây là loại động cơ hoạt động mà không tiêu thụ không khí và không thải ra khí độc khi tàu lặn dưới nước.

Việc sử dụng động cơ này làm tăng đáng kể khả năng tàng hình của tàu ngầm, vì nó có thể lặn liên tục ở dưới nước tới ba tuần hoặc hơn. Với cơ chế hoạt động của tàu ngầm diesel điện truyền thống, chúng phải nổi lên sau 2-3 ngày để nạp diesel và sạc pin từ máy phát điện.

Thế hệ thứ tư bao gồm các tàu ngầm có động cơ điện không phụ thuộc vào không khí (VNEU), đây là điều kiện tiên quyết. Và trên thế giới đã có nhiều tàu như vậy. Chúng đang được xây dựng ở Thụy Điển, Đức, Pháp, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Ý.

Và người ta sản xuất không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong nước, mà còn để bán cho Hải quân các nước khác. Còn Nhật Bản thì đã đi trước, từ bỏ động cơ VNEU và thay thế bằng loại pin tiết kiệm năng lượng hơn dựa trên cơ chế pin lithium-ion.

“Rubin” đã phát triển VNEU cho tàu ngầm “Lada” được gần 20 năm. Sơ đồ được chọn là máy phát điện hóa, trong đó điện được tạo ra do phản ứng giữa hydro và oxy.

Vậy tàu ngầm “Kalina” hoặc những con tàu mới của “Rubin” được lắp đặt VNEU sẽ khác với các tàu ngầm thế hệ thứ tư như thế nào. Những gì đổi mới trong các con tàu thế hệ thứ năm bí ẩn?

Có thể đó là giảm thiểu tiếng ồn? Điều này có nghĩa là hoàn toàn không gây ra tiếng ồn. Bởi vì tàu ngầm “Lada” đã có mức độ tiếng ồn thấp hơn đáng kể so với tàu ngầm "Varshavyanka", được gọi là "Hố đen".

Hay là chúng sẽ có hệ thống sonar nhạy hơn? Nhưng trong hạm đội tàu ngầm, cuộc chiến giành thông số quan trọng nhất này liên tục xảy ra. Và nó sẽ không thay đổi đột ngột, mà sẽ là quá trình dần dần.

Hay đó là việc đưa trí tuệ nhân tạo vào hệ thống điều khiển? Nhưng vào giữa thế kỷ này, trí tuệ nhân tạo khó có thể đạt đến sự hoàn hảo để có thể giao phó cho việc điều khiển con tàu.

Vậy thì chỉ có thể là tăng mức độ tự động hóa của các quy trình trên tàu. Và như vậy, ngay cả trên tàu “Lada”, thủy thủ đoàn chỉ giảm xuống còn 35 người. Và trên tàu "Kalina" sẽ còn ít hơn nữa.

Mức độ sống sót của thủy thủ đoàn trong trường hợp tai nạn nghiêm trọng không tương thích với cuộc sống của con tàu? Tính chất này đã được đưa vào các tàu ngầm thế hệ thứ tư, khi toàn bộ thủy thủ đoàn được bố trí phương tiện cứu hộ.

Có thể giả định rằng “Rubin” sẽ quyết định sử dụng các phương tiện lặn không người lái mới hiện nay cho mục đích trinh sát. Nhưng đây chắc chắn không phải là thế hệ tiếp theo, vì một dự án như vậy đã được phát triển ở Hoa Kỳ.

Ước nguyện của Bộ chỉ huy Hải quân về việc có được một con tàu có khả năng tham gia vào các cuộc chiến tranh lấy nền tảng mạng làm trung tâm, thì hiện thời họ vẫn chưa học cách thay đổi các quy luật vật lý cơ bản theo ý thích. Về mặt lý thuyết, thông tin dải rộng tần số cao với con tàu ở độ sâu là không thể.

Có thể có một bước nhảy vọt về chất trong tính hiệu quả của vũ khí. Không còn nghi ngờ gì nữa, “Rubin” sẽ chế tạo loại tàu ngầm phi hạt nhân tốt trong 20-30 năm nữa. Và sẽ có một động cơ điện hiện đại trên đó, cung cấp thời gian ở dưới nước lâu dài và tốc độ cao.

Tuy nhiên, hoàn toàn không rõ tàu ngầm thế hệ thứ năm hứa hẹn sẽ khác với tàu thế hệ thứ tư như thế nào. Mà Nga thì không có tàu ngầm thế hệ thứ tư. Và nó sẽ khác nhau như thế nào - xét cho cùng, các tiêu chí vẫn chưa được xây dựng.

Đối với tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới mà “Rubin” đã bắt đầu thiết kế, người ta không thể nói rõ điều gì ở đây. Bởi vì không ai có thể nhìn thấy "30-40 năm sau" sẽ như thế nào.

Liệu chiếc tàu ngầm đầy hứa hẹn có khác biệt nhiều so với bản sửa đổi “Borey-B” do “Rubin” phát triển, dự án đã bị Bộ Quốc phòng Nga từ chối vào năm 2018 do ngân sách quân sự cắt giảm?

Mặc dù, tất nhiên, có một số nhược điểm của "Borey" nên được loại bỏ trong tàu ngầm tương lai. Trước hết, là về số lượng vũ khí, nó có thể mang 16 tên lửa đạn đạo “Bulava” trên khoang.

Điều này là còn ít so với các tàu mang tên lửa chiến lược của Mỹ. Mỗi tàu ngầm chiến lược của Mỹ "Ohio" mang theo 24 tên lửa “Trident-2”. Vào những năm 30, Hải quân Hoa Kỳ đã có những chiếc tàu ngầm “Columbia” mang 16 tên lửa “Trident” trên boong.

Cũng có những điều đáng phàn nàn cho chính “Bulava”. Tên lửa có khả năng xuyên thủng các khu vực phòng thủ tên lửa rất tốt. Tuy nhiên, nó có tầm bắn không mấy ấn tượng và trọng lượng quăng nhỏ - 1150 kg so với 2800 kg của tên lửa Mỹ.

Nhưng ở đây, tất nhiên, các vấn đề này không phải dành cho “Rubin”, mà là cho các nhân viên kỹ thuật của Viện Kỹ thuật Nhiệt Moscow.

Nguy n Quang (Theo “Bình luận quân sự” Nga)