Chứng khoán giao dịch ảm đạm phiên 12/12, khối ngoại nối dài chuỗi bán ròng

Caption ảnh

Thị trường mở cửa phiên giao dịch ngày 12/12 với sắc xanh chiếm ưu thế ở nhiều nhóm ngành cổ phiếu. Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư có phần thận trọng hơn và thiếu đi những cổ phiếu dẫn dắt nên sự phân hóa diễn ra khá mạnh ở các nhóm ngành.

Tâm lý nhà đầu tư thận trọng có lẽ một phần họ chờ đợi những thông tin về chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, cùng với đó là cuộc họp lãi suất của FED sắp diễn ra. VN-Index liên tục có những đợt tăng, giảm điểm đan xen nhau và giao dịch khá buồn ngủ. Với tính chất thông tin không xấu, thị trường cũng không có tác động nào để suy yếu quá nhiều nên biên độ dao dộng là rất hẹp.

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu thép gây được sự chú ý khi ghi nhận tăng 1,6% lên 27.950 đồng/cp. NKG và HSG dù có thời điểm tăng khá mạnh ở đầu phiên nhưng sau đó tiếp tục gặp áp lực bán và suy yếu trở lại. NKG chỉ tăng 0,4% còn HSG tăng 0,2%. Trong khi đó, một số mã thép vốn hóa nhỏ như POM tăng trần, VGS tăng 0,9%..

Nhóm dệt may giao dịch tương đối tích cự khi sắc xanh bao phủ gần như toàn bộ các cổ phiếu. TNG tăng 4,2%, VGT tăng 2,5%, TCM tăng 2,3%.

Sự phân hóa cũng diễn ra mạnh ở nhóm vốn hóa lớn. FPT tăng mạnh 1,9% lên 96.800 đồng/cp và đứng thứ 3 trong danh sách tác động mạnh nhất đến VN-Index. Số điểm đóng góp của FPT với chỉ số này là 0,56. FPT tăng giá có thể đến từ việc nhà đầu tư kỳ vọng cuộc gặp mặt giữa Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình và ông Jensen Huang, Chủ tịch kiêm CEO của NVIDIA - tập đoàn sản xuất chip đắt giá nhất thế giới sẽ đem lại những sự tích cực trong tương lai.

Bên cạnh đó, BID cũng giao dịch khá tích cực khi tăng 1,2% lên 41.900 đồng/cp và đóng góp cho VN-Index 0,7 điểm.

Ở chiều ngược lại, MSN điều chỉnh giảm trở lại 1,9% xuống 66.200 đồng/cp và lấy đi của VN-Index 0,46 điểm. Tiếp theo, VNM và BCM giảm lần lượt 0,9% và 1,1%. Số điểm mà 2 cổ phiếu này lấy đi của VN-Index lần lượt là 0,31 và 0,18.

Các cổ phiếu có tác động mạnh nhất đến VN-Index. Nguồn: FireAnt.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 2,13 điểm (0,19%) lên 1.127,63 điểm. Toàn sàn có 248 mã tăng, 222 mã giảm và 106 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,34 điểm (0,15%) lên 231,71 điểm. Toàn sàn có 88 mã tăng, 74 mã giảm và 71 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,13 điểm (-0,15%) xuống 85,35 điểm.

Thanh khoản trên hai sàn niêm yết chỉ đạt 15.483,62 tỷ đồng, giảm 4,29% so với phiên trước, và là phiên thứ ba liên tiếp thanh khoản suy giảm sau khi giao dịch đột biến ngày 7/12. là mã giao dịch mạnh nhất thị trường phiên hôm nay với tổng khối lượng khớp lệnh đạt 32 triệu cổ phiếu. SHB đứng thứ 2 với 20,4 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, theo phương thức thỏa thuận, nhiều cổ phiếu hàng loạt mã ngân hàng có giá trị giao dịch thỏa thuận hàng triệu đơn vị như SHB, EIB, MSB, TCB. Trong đó, hơn 36 triệu cổ phiếu TCB của Techcombank được trao tay giữa các nhà đầu tư với giá trị hơn 1.000 tỷ đồng.

Khối ngoại tiếp tục bán mạnh quỹ ETF nội

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục xu hướng bán ròng mạnh với giá trị bán ròng 306,89 tỷ đồng trên HoSE, tập trung ở các cổ phiếu ngân hàng; duy trì mua ròng trên HNX với giá trị 41,23 tỷ đồng. Như vậy, khối ngoại đã có 10 phiên bán ròng liên tiếp trên sàn HoSE. Tại phiên hôm nay, khối ngoại bán ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ FUEVFVND với giá trị 106 tỷ đồng.

Tiếp sau đó, MSN và VNM bị bán ròng lần lượt 64 tỷ đồng và 61 tỷ đồng. Các cổ phiếu như KBC, VCB, VPB… cũng nằm trong danh sách bán ròng mạnh của dòng vốn này. Chiều ngược lại, VND được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với 69 tỷ đồng. Bên cạnh đó, HPG cũng được mua ròng 33 tỷ đồng.

Tùng Linh