Chứng khoán: Các thị trường châu Á tiếp tục chao đảo, tác động tới thị trường Việt Nam

Thị trường chứng khoán châu Á khởi đầu tuần mới thận trọng.

Các thị trường chứng khoán châu Á khởi đầu tuần mới với sự thận trọng, khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tính toán việc dừng triển khai chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Trong khi số liệu ạm phát của Mỹ được cho là sẽ tạo động lực cho thị trường với dự báo về khả năng hạ lãi suất.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,66%, tương đương 217,46 điểm, xuống 32.753,09 điểm vào đầu phiên.

Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng giảm 0,73%, giảm 122,37 điểm, xuống 16.669,82 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite giảm 0,2%, với 5,98 điểm, xuống 2.936,58 điểm.

Dự kiến, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản BoJ sẽ họp vào ngày 19/12 để tính toán cách thức và thời điểm dừng áp dụng lãi suất âm. Trong khi đó, không có nhà phân tích nào tham gia khảo sát của đưa ra dự báo liên quan đến quyết định tại cuộc họp lần này.

Thị trường Việt Nam giảm điểm theo thị trường chứng khoán châu Á

Một số chuyên gia kinh tế dự báo, BoJ sẽ ra quyết định vào tháng 4/2024, trở thành một trong số ít các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ.

Tại Mỹ, dự báo số liệu về chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân lõi trong tháng 11/2023 của các nhà phân tích sẽ tăng 0,2% so với tháng trước đó và tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp nhất kể từ giữa năm 2021.

Các thị trường cho rằng lạm phát giảm có nghĩa sẽ phải nới lỏng chính sách để ngăn chặn việc lãi suất thực tế tăng.

Thị trường nhận định có 70% khả năng lãi suất giảm ngay vào tháng 3/2024, trong khi có thể giảm 39 điểm cơ bản vào tháng 5/2024. Mức giảm cả năm 2024 được cho ít nhất là 140 điểm.

Tại thị trường Việt Nam sáng 18/12, chỉ số -Index giảm 2,39 điểm, xuống 1.099,91 điểm. HNX-Index tăng 0,11 điểm lên 227,13 điểm.

Nguồn: Reuters

Trang Linh