Các hãng hàng không của Nga tăng cường mua máy bay

Một chiếc máy bay của hãng hàng không Aeroflot. (Nguồn: Wikimedia)

Báo Thương gia ngày 25/12 đã thông báo về sự cạn kiệt đáng kể nguồn dự trữ của Quỹ Phúc lợi Quốc gia (NWF) của , vốn ban đầu dành cho việc đăng ký lại máy bay từ các bên cho thuê nước ngoài. Trong số 300 tỷ ruble (3,2 tỷ USD) dành cho những mục đích này, chỉ còn lại 3,5 tỷ ruble.

Phần lớn số tiền này được chi cho việc thanh toán tiền mua 86 máy bay của hãng hàng không Aeroflot, 45 máy bay của S7 và 19 máy bay của hãng Ural Airlines.

Ít nhất 250 tỷ ruble đã được chi cho các máy bay Aeroflot nhận được theo hợp đồng thuê vận hành.

Các hãng vận tải tư nhân đã chuyển đổi các máy bay này sang hình thức cho thuê tài chính trong 15 năm và đã loại bỏ yêu cầu của chính phủ về việc chuyển một phần lợi nhuận ròng để đẩy nhanh việc mua lại.

Tuy nhiên, iFly, công ty đã đạt được thỏa thuận mua ba máy bay, cho đến nay vẫn không thể đảm bảo nguồn tài chính.

Aeroflot và S7 đã thông báo về việc tiếp tục đàm phán với các chủ sở hữu máy bay nước ngoài và Ural Airlines thông báo họ đã đồng ý giải quyết với AerCap liên quan đến 19 chiếc . Tổng số lượng thỏa thuận của S7, tính cả tiền của hãng hàng không này, lên tới 45–50 tỷ ruble.

Các nguồn tin của báo Thương gia ước tính chi phí mua máy bay Ural Airlines vào khoảng 30 tỷ ruble, trong đó hãng hàng không này đã trả thêm 13,5 tỷ ruble từ lợi nhuận ròng của mình.

Việc mua máy bay từ chủ sở hữu nước ngoài được thực hiện trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây được áp đặt vào tháng 2/2022. Quỹ phúc lợi quốc gia cung cấp vốn dưới dạng khoản vay ưu đãi với lãi suất 1,5% trong 15 năm.

Chủ sở hữu mới của các máy bay là công ty cho thuê NLK-Finance, do Tổng cụ Vận tải Hàng không Liên bang Nga, kiểm soát.

Trong bối cảnh nguồn lực của Quỹ Phúc lợi Quốc gia dành cho việc đăng ký lại máy bay đã cạn kiệt, các hãng vận tải hãng không của Nga đang quan tâm đến việc giải quyết số máy bay còn lại và có thể thảo luận các phương án cho vay ưu đãi.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán rất khó khăn do lãi suất cao của Ngân hàng Trung ương Nga và khả năng phải chuyển những chi phí này vào giá vé./.

(TTXVN/Vietnam+)